Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bị nổi mề đay liên tục và kéo dài có thể là biểu hiện của bệnh mày đay mãn tính hoặc do một số các yếu tố khác gây ra. Người bệnh cần chú ý về triệu chứng và tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả để giảm triệu chứng nổi mẩn đỏ.
Bệnh mề đay không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tính mạng. Tuy nhiên, điều này có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày khi bị nổi mề đay liên tục. Để điều trị, bệnh nhân cần phải đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để tìm ra nguyên nhân và có cách chữa trị đúng đắn.
Bệnh mề đay chính là tình trạng da bị phát ban với các biểu hiện đặc trưng như xuất hiện các nốt sần sùi và ngứa. Những nốt sần này có kích thước và hình dạng khác nhau như hình tròn, hình khuyên, hình bầu dục,... Kích thước sẽ thay đổi từ dạng chấm nhỏ đến các mảng to hơn 10cm.
Mề đay được xem là một trong những căn bệnh da liễu phổ biến nhất với số người mắc phải khoảng 10 đến 20% dân số thế giới. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh này sẽ có xu hướng thuyên giảm trong vòng 6 tuần và chỉ có khoảng 5% trường hợp bệnh kéo dài tái đi tái lại.
Những bệnh nhân bị bệnh mề đay không được điều trị kịp thời sẽ đối diện với nguy cơ phù mao mạch dị ứng, sưng mi mắt, sưng phù mặt, sưng môi, lưỡi hoặc cổ họng (các mô lỏng). Nghiêm trọng nhất chính là bị sưng họng gây ra bít tắc đường thở và dẫn đến tử vong trong vòng 4 phút nếu không được cấp cứu kịp thời để giải phóng đường thở.
Bệnh mề đay là bệnh da liễu phổ biến và được phân chia thành hai loại chính đó là mề đay cấp tính và mề đay mạn tính.
Đối với mề đay cấp tính, tình trạng phát ban sẽ kéo dài dưới 6 tuần. Bệnh sẽ xuất hiện đột ngột với các nốt phần tập trung ở một số vùng da và có thể lan rộng ra toàn thân. Trung bình khoảng 10% trường hợp bệnh nhân mắc mề tay cấp tính sẽ gây ra phù mạch (sưng sâu trong da ở niêm mạc da làm da chuyển sang màu đỏ và căng phồng), ngứa và đau.
Tuy nhiên, phù mạch có thể được cải thiện sau 72 giờ nếu được điều trị đúng cách. Ngược lại, nếu bệnh kéo dài và không được điều trị phù hợp, mề đay cấp tính có thể chuyển sang mạn tính.
Mề đay mạn tính là tình trạng tổn thương ở da kéo dài hơn 6 tuần với các nốt phát ban, nổi sẩn ngứa màu đỏ, hồng và trắng trên bề mặt da. Bệnh nhân sẽ xuất hiện trạng thái ngứa, nóng rát và khó chịu cơ thể. Điều này sẽ gây tổn thương trên da và ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe tinh thần và sinh hoạt hàng ngày.
Mặt khác, mề đay mạn tính còn có thể kéo dài ra và tái phát liên tục khiến cho làn da bị biến đổi (mề đay sắc tố) gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, giấc ngủ và ngoại hình của người bệnh.
Trường hợp mắc bệnh mề đay giai đoạn này cần phải đáp ứng kèm theo giải pháp điều trị phù hợp. Dù không gây nguy hiểm tức thì, mề đay mạn tính kéo dài sẽ gây ra những biến chứng như tăng sắc tố da (da sạm), da chàm hóa và có nguy cơ mắc các bệnh dẫn khác. Không chỉ vậy, giai đoạn mạn tính còn gây ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp và tiêu hóa làm khó thở, nôn mửa, tiêu chảy và đau nhức cơ thể.
Hiện nay vẫn chưa có các nghiên cứu cụ thể để đưa ra nguyên nhân bị nổi mề đay liên tục mãn tính. Tuy nhiên bệnh này có thể do một số yếu tố gây bệnh khác.
Một số yếu tố có thể khiến người bệnh bị nổi mề đay liên tục như:
Bệnh nổi mề đay có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Phổ biến nhất chính là ở vùng mặt, cánh tay, chân và cổ họng.
Để tiến hành điều trị bệnh mề đay, bác sĩ sẽ phải tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Nếu muốn các triệu chứng gây viêm thuyên giảm, bác sĩ sẽ kê thuốc Histamine.
Đối với những bệnh nhân bị bệnh mề đay mạn tính, bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc kháng Histamin hoặc kết hợp thêm nhiều loại thuốc khác. Trường hợp thuốc kháng histamin không đủ hiệu quả, để giảm cơn đau ngứa, bác sĩ sẽ tiến hành kê thêm thuốc steroid dạng uống hoặc chích.
Ngoài ra, bệnh nhân bị nổi mề đay có thể sử dụng thuốc sinh học omalizumab để ngăn chặn immunoglobulin E. Thuốc này có công dụng làm giảm các triệu chứng mày đay tự phát mạn tính và không rõ nguyên nhân. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, bệnh nhân cần phải tiêm epinephrine, thuốc cortisone hoặc thuốc điều chỉnh miễn dịch.
Với trường hợp nổi mề đay nhẹ, người bệnh có thể kết hợp đắp gạc mát, khăn ướt trên vùng da bị nổi mề đay, sinh hoạt với làm việc ở những nơi thoáng mát sạch sẽ,... để giảm khó chịu.
Nếu bị nổi mề đay liên tục, bệnh nhân cần phải đến thăm khám để tìm ra phương pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp. Nổi mề đay kéo dài sẽ kèm theo triệu chứng ngứa làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc cá nhân. Hy vọng bài viết sẽ mang đến các thông tin tham khảo rõ hơn về căn bệnh này cho người đọc.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.