Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn cần biết người bệnh sỏi thận không nên ăn gì để có thể hạn chế hấp thu chúng vào cơ thể, ngăn ngừa việc hình thành sỏi thận trong cơ thể cách hiệu quả
Nguyên nhân dẫn đến sỏi thận chính là do sự tích tụ của oxalate trong nước tiểu nên sẽ làm tăng nguy cơ sỏi hình thành trong thận. Oxalate có nhiều trong một số loại thịt và một số loại rau quả chứa chất này cũng có thể là “thủ phạm” gây nên sỏi thận như rau bina, rau muống, củ cải đường, các loại đậu, cam, dâu, chocolate, đậu phộng, cà phê,… người có dấu hiệu bệnh sỏi thận cũng nên hạn chế trong bữa ăn hàng ngày.
Các loại thịt gia cầm hay cá khô, tôm khô, thịt khô,, lạp xưởng, lòng heo, lòng bò, các loại mắm… là loại thực phẩm chứa chất purin người bị sỏi thận không nên ăn. Bởi vì chúng rất giàu protein, khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên dẫn đến việc hình thành các loại sỏi.
Sữa hay chế phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát, bơ…. không hề tốt cho người bị bệnh thận chút nào vì thế cần phải giảm tiêu thụ loại thực phẩm này. Do trong chúng có nhiều phốt pho mà hàm lượng phốt pho trong cơ thể quá nhiều có thể gây suy thận hay đau tim và những bệnh liên quan tới xương.
Cơ thể chuyển đổi vitamin C thành oxalate tăng hình thành sỏi thận. Vì vậy, nếu các bác sĩ đã đề nghị giảm oxalat trong chế độ ăn, uống thì việc bổ sung vitamin C cũng không phải là một ý tưởng tốt. Những bệnh nhân bị sỏi thận không nên uống quá 500 mg vitamin C mỗi ngày. Một người có nguy cơ bị sỏi thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng trước khi dùng liều lớn vitamin hoặc khoáng chất.
Bệnh sỏi thận không nên ăn gì hãy chú ý khoai tây. Trong khoai tây ngoài chất tinh bột ra thì hàm lượng kali trong khoai tây cũng khá cao nên những người có vấn đề ở thận như sỏi thận tuyệt đối không nên ăn nhiều khoai tây.
Rượu là đồ uống không tốt cho bệnh nhân sỏi thận. Khi rượu vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống trao đổi chất và độ kiềm và làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.
Nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu vì thế hãy nên cố gắng ăn nhạt vì những n.Thực phẩm chứa chất purin: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò…
Trong nội tạng của bất kì loại động vật nào cũng đều có hàm lượng purine cao. Nếu ăn nhiều nội tạng động vật, thận sẽ gặp khó khăn trong việc thải lọc ra tất cả các chất thải, protein, purine… Điều này có thể gây ra bệnh gout, sỏi thận và về lâu dài sẽ dẫn tới suy thận.
Để đảm bảo sức khỏe, mọi người nên biết bệnh sỏi thận không nên ăn gì để khi có dấu hiệu bị sỏi thận và nên thiết lập cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lí.
Đừng quên mỗi ngày nên bổ sung khoảng 2,5 – 3 lít nước lọc và chia ra uống đều nhiều lần trong ngày. Uống nhiều nước vừa giúp tránh bị sỏi thận vừa giúp tống xuất những viên sỏi nhỏ trong cơ thể bạn.
Ăn thực phẩm chứa ít muối, ăn ít các loại thịt. Có thể ăn cá thay cho thịt. Tôm cua có thể ăn vừa phải được.
Canxi:Nhiều người cho rằng bổ sung quá nhiều can-xi cho cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Tuy nhiên, thực tế, việc nạp các thực phẩm chứa can-xi chủ yếu là từ các sản phẩm chế biến từ sữa như phô mai, sữa và sữa chua… giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
Bảo Bảo
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.