Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trên thực tế, nhiều người sau khi điều trị sỏi thận vẫn sẽ bị tái phát lại. Đặc biệt là vào mùa hè nóng nực, nếu cơ thể không được bù đắp đủ nước và hạn chế ăn muối hay đạm từ động vật cũng sẽ làm tăng nguy cơ phát bệnh sỏi thận.
Sỏi thận là bệnh lý xảy ra do sự tích tụ của cặn muối và khoáng bên trong thận. Bên cạnh đó, các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm và khí hậu cũng sẽ ảnh hưởng đến nguy cơ mắc sỏi thận hoặc làm tái phát bệnh. Vậy làm sao để phòng ngừa tái phát sỏi thận trong mùa hè hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến sỏi thận. Quá trình hình thành sỏi thường bắt nguồn từ các muối khoáng có trong nước tiểu. Khi có sự rối loạn về mặt sinh lý và các yếu tố thuận lợi, các muối khoáng này sẽ kết tinh từ những hạt nhỏ, dần dần phát triển thành sỏi. Các yếu tố như địa lý, khí hậu, chủng tộc, chế độ ăn uống và di truyền cũng sẽ khiến tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận tăng cao. Đặc biệt, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của nước ta cũng sẽ khiến tỷ lệ mắc sỏi thận tăng lên.
Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến sỏi thận bao gồm các dị tật bẩm sinh như hẹp khúc nối bể thận, thận móng ngựa, niệu quản đôi, phình niệu quản. Ngoài ra, nhiễm khuẩn niệu, uống ít nước và ít vận động cũng là những nguyên nhân khác gây ra sỏi thận.
Có thể thấy rằng, nguyên nhân chính gây ra sỏi thận là do thiếu nước. Khi cơ thể không nhận đủ lượng nước cần thiết, chức năng lọc của thận bị ảnh hưởng, làm cho nước tiểu trở nên đặc đồng thời nồng độ các ion và muối khoáng cao, dễ tạo điều kiện cho sự kết tinh và hình thành sỏi. Vì vậy, trong mùa hè, chúng ta cần đặc biệt cảnh giác để tránh tái phát sỏi thận.
Để phòng ngừa tái phát sỏi thận vào mùa nóng hiệu quả, người bệnh cần phải chú ý những điều sau:
Một thói quen quan trọng để phòng bệnh sỏi thận là uống đủ nước hàng ngày, đặc biệt là trong mùa hè nóng nực này. Bởi lượng nước mất đi do mồ hôi cũng như môi trường nhiệt đới. Khi không uống đủ nước, lượng nước tiểu sẽ giảm đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tạo thành và lắng đọng của các tinh thể sỏi trong thận và đường tiết niệu.
Theo khuyến cáo, cần bổ sung từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày tùy thuộc vào hoạt động thể chất của mỗi người. Nếu bạn thường xuyên tập luyện và tiết mồ hôi nhiều, bạn nên tăng lượng nước uống để bù đắp lượng nước mất đi.
Ngoài việc uống nước, bạn cũng nên bổ sung nước ép từ cam và chanh, vì chúng chứa citrate, một chất có khả năng ngăn ngừa sự hình thành sỏi. Một cách đơn giản để kiểm tra việc uống đủ nước là quan sát màu sắc nước tiểu. Khi cung cấp đủ nước cho cơ thể, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt và trong. Ngược lại, khi thiếu nước, nước tiểu sẽ có màu sẫm và vẩn đục.
Uống quá nhiều đồ uống có chứa cồn và nước ngọt có thể tăng nguy cơ tạo thành sỏi thận. Cồn có thể gây mất nước trong cơ thể và làm tăng nồng độ các chất trong nước tiểu, góp phần vào sự hình thành sỏi. Nước ngọt thường chứa nhiều đường và chất phụ gia, có thể tạo điều kiện cho sự hình thành sỏi. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc uống nước lọc, nước trái cây tự nhiên hoặc trà không đường để giữ cơ thể mát mẻ và giảm nguy cơ sỏi thận.
Các nguồn protein động vật như thịt đỏ, cá và nội tạng động vật có hàm lượng purin cao, gây tăng sản xuất axit uric và làm tăng khả năng hình thành sỏi axit uric trong thận. Hơn nữa, lượng protein cao cũng làm tăng lượng canxi bài tiết qua thận, dẫn đến nguy cơ hình thành sỏi trong thận.
Purin có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm, nhưng trái cây và rau quả lại có hàm lượng purin rất thấp. Do đó, việc ăn nhiều trái cây và rau quả sẽ giúp giảm mức độ axit uric trong nước tiểu và từ đó giảm khả năng hình thành sỏi axit uric. Bằng cách tăng cường khẩu phần ăn chứa trái cây và rau quả, bạn có thể giảm nguy cơ tái phát sỏi thận liên quan đến axit uric.
Một lượng muối cao trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể góp phần tăng nguy cơ sỏi thận. Muối chứa natrium, và sự tăng nồng độ natrium trong nước tiểu có thể làm tăng khả năng các chất khác kết tụ và hình thành sỏi. Hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, mỳ chính và gia vị có chứa natrium cao. Thay vào đó, hãy tăng cường sử dụng các loại gia vị tự nhiên và kiểm soát lượng muối khi nấu ăn. Đọc nhãn hàng hóa và chọn các sản phẩm có nồng độ muối thấp.
Oxalate có thể kết hợp với canxi để tạo thành sỏi thận. Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu oxalate như rau cải, cà chua, cà rốt, củ cải, cacao và chocolate. Tuy nhiên, không cần loại bỏ hoàn toàn oxalate khỏi chế độ ăn, chỉ cần đảm bảo cân bằng giữa canxi và oxalate trong khẩu phần ăn.
Hãy tập trung vào việc ăn một chế độ ăn giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Bổ sung rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu chất xơ khác vào khẩu phần ăn hàng ngày. Chất xơ giúp cải thiện chuyển hóa chất và duy trì sự thông thoáng trong đường tiết niệu.
Bên cạnh đó, việc vận động thường xuyên cũng sẽ giúp duy trì sự cân bằng cơ thể và tăng cường tuần hoàn máu. Đi bộ, chạy, bơi lội hoặc tham gia vào bất kỳ hoạt động thể thao nào mà bạn thích để duy trì mức độ hoạt động thích hợp.
Tóm lại, sỏi thận là bệnh lý hình thành và tiến triển âm thầm hàng ngày nên rất khó để nhận biết sớm. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến người bệnh đau đớn và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có nhiều thông tin hữu ích và biết cách phòng ngừa tái phát sỏi thận hiệu quả nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.