Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Người huyết áp thấp có nên uống hoa đậu biếc hay không?

Ngày 29/08/2023
Kích thước chữ

Theo nghiên cứu, hoa đậu biếc chứa nhiều hợp chất hóa học hữu cơ được đánh giá có công dụng vượt trội với sức khỏe. Có khá nhiều đối tượng có thể tận dụng được nguồn lợi ích dồi dào từ dược liệu này nhưng một số khác lại nên tránh. Đó là lý do rất nhiều người thắc mắc "người huyết áp thấp có nên uống hoa đậu biếc hay không?".

Không chỉ màu sắc đẹp, hoa đậu biếc còn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, dùng loại hoa này sai cách có thể làm chúng mất đi giá trị dinh dưỡng và khiến bạn “rước họa vào thân”.

Hoạt chất có trong hoa đậu biếc

Trước khi giải đáp thắc mắc "người huyết áp thấp có nên uống hoa đậu biếc hay không?", hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu một số thông tin về loại hoa này. Theo các chuyên gia, mỗi phần của cây đậu biếc đều chứa rất nhiều hoạt chất khác nhau và có những lợi ích nhất định với sức khỏe con người. Đặc biệt, nhờ thành phần chứa nhiều hoạt chất có lợi hơn cả nên hoa đậu biếc là bộ phận được sử dụng phổ biến nhất.

Góc giải đáp: Huyết áp thấp có nên uống hoa đậu biếc hay không?
Cây đậu biếc chứa nhiều hoạt chất có những lợi ích nhất định với sức khỏe con người

Theo phân tích, hoa đậu biếc chứa nhiều chất nhựa glycosid và este cùng thành phần giàu chất chống oxy hóa flavonoid và hoạt chất Cliotide. Loài hoa này có nhiều màu sắc như: Màu xanh lam đậm, xanh tím hoặc màu trắng nhưng thường gặp nhất là màu xanh tím đặc trưng. Sở dĩ chúng có được màu sắc bắt mắt như vậy là nhờ thành phần anthocyanins - một loại sắc tố có khả năng chống lại oxy hóa và được tìm thấy trong nhiều loại trái cây, rau củ có màu sắc tương tự. Ngoài việc khiến cho hoa đậu biếc có màu sắc nổi bật anthocyanins còn có những dược tính nhất định.

Các tác dụng của hoa đậu biếc

Để xác định "người huyết áp thấp có nên uống hoa đậu biếc hay không?", người dùng cần nắm rõ các tác dụng của dược liệu này. Công dụng của hoa đậu biếc trong việc ngăn chặn những tác động có hại gây ra bởi các gốc tự do và cải thiện sức khỏe là không thể bàn cãi. Cụ thể:

  • Cải thiện thị lực: Trà hoa đậu biếc có khả năng thúc đẩy tuần hoàn máu đến các cơ quan, đặc biệt là dòng chảy của máu qua mao mạch mắt. Từ đó, góp phần bảo vệ mắt và tăng cường thị lực. Đồng thời sử dụng hoa đậu biếc đúng cách còn có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh đục thủy tinh thể và hỗ trợ điều trị các tổn thương võng mạc.
  • An thần, giảm lo âu, mệt mỏi và ngăn ngừa trầm cảm.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhờ khả năng kiểm soát lượng đường và tăng tiết insulin trong máu.
  • Làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa sớm, giúp tóc đen bóng mượt, chống rụng tóc.
  • Ngăn ngừa sự tích tụ chất béo trong nội tạng, duy trì vóc dáng thon thả, phòng ngừa bệnh béo phì.
  • Kháng khuẩn, chống lại vi khuẩn gây bệnh như: E. coli, K. pneumoniae và P. aeruginosa nhờ hoạt chất cliotide có tính kháng khuẩn cao.
  • Ngăn ngừa, tăng khả năng nhận diện ung thư và hỗ trợ điều trị ung thư, bảo vệ bệnh nhân trong quá trình xạ trị, hạn chế tế bào ung thư phát triển.
  • Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.
Góc giải đáp: Huyết áp thấp có nên uống hoa đậu biếc hay không? 1
Uống nước hoa đậu biết có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Người huyết áp thấp có nên uống hoa đậu biếc hay không?

Người huyết áp thấp có nên uống hoa đậu biếc hay không? Hoa đậu biếc có chứa các thành phần làm hạ huyết áp, giảm đường huyết dễ khiến bạn bị say xẩm, buồn nôn. Do đó, loài hoa này được khuyến cáo không nên dùng cho những người có tiền sử huyết áp thấp cũng như người có đường huyết thấp.

Bên cạnh đó, hoa đậu biếc có tính hàn nên khi sử dụng nhiều có thể gây lạnh bụng. Vì vậy, những người huyết áp thấp có thể gặp tình trạng choáng váng, chóng mặt và buồn nôn sau khi dùng nó. Ngược lại, những người cao huyết áp có thể sử dụng trà hoa đậu biếc như một loại thực phẩm hỗ trợ làm hạ huyết áp rất hiệu quả.

Ai không nên sử dụng hoa đậu biếc?

Ngoài vấn đề "người huyết áp thấp có nên uống hoa đậu biếc hay không?", không ít người còn quan tâm thắc mắc những ai không nên sử dụng loại hoa này. Dưới đây là các nhóm đối tượng nên tránh dùng hoa đậu biếc bạn cần lưu ý:

  • Phụ nữ có thai, đang trong kỳ kinh nguyệt hoặc đang cho con bú: Hoạt chất anthocyanin có trong đậu biếc có thể gây ức chế ngưng kết tiểu cầu, làm giãn cơ trơn mạch máu và thúc đẩy sự co bóp tử cung. Do đó, để tránh ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe bạn không nên sử dụng hoa đậu biếc khi đang mang thai, cho con bú hoặc đang hành kinh.
  • Người đang dùng thuốc chống đông máu: Anthocyanin trong hoa đậu biếc có thể tương tác với thuốc chống đông máu và làm mất tác dụng của thuốc.
  • Người cao tuổi: Nhóm đối tượng này thường mắc các bệnh nền mãn tính và phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau. Do đó, các thành phần hóa học trong hoa đậu biếc có thể tương tác với thuốc điều trị gây ra các phản ứng không tốt cho sức khỏe.
  • Trẻ em: Tác hại của hoa đậu biếc đối với trẻ nhỏ xảy ra do hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn chưa hoàn thiện nên rất dễ bị đau bụng, buồn nôn khi sử dụng loài hoa này.
  • Người đang điều trị bệnh: Nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh trước khi sử dụng hoa đậu biếc bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Người chuẩn bị phẫu thuật: Dù sắp trải qua đại phẫu hay tiểu phẫu bạn đều không nên dùng hoa đậu biếc. Chờ đến khi hồi phục sức khỏe hồi bạn có thể tiếp tục sử dụng hoa đậu biếc trở lại theo sự tư vấn từ chuyên gia.
Góc giải đáp: Huyết áp thấp có nên uống hoa đậu biếc hay không? 3
Phụ nữ có thai cũng không nên uống nước hoa đậu biếc

Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc “Người huyết áp thấp có nên uống hoa đậu biếc hay không?” mà nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn. Là dược liệu chứa nhiều thành phần có lợi nên hoa đậu biếc có công dụng hỗ trợ sức khỏe, giúp cải thiện một số tình trạng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng loại hoa này. Do đó, bạn cần ghi nhớ kỹ để tránh các tác hại không mong muốn nhé!

Xem thêm:

Huyết áp thấp có nên uống omega 3?

Huyết áp thấp có uống được ginkgo không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin