Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Người mắc bệnh huyết áp thấp có nên uống omega 3 không?

Ngày 31/08/2023
Kích thước chữ

Huyết áp thấp là tình trạng mà áp suất trong mạch máu của cơ thể xuống thấp hơn mức thông thường. Tình trạng này có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, và một trong những câu hỏi phổ biến là liệu người mắc bệnh huyết áp thấp có nên uống omega 3 không?

Omega 3 được biết đến với khả năng hỗ trợ tình trạng sức khỏe tim mạch và tăng cường chức năng não bộ. Một số nghiên cứu cũng đã gợi ý rằng omega 3 có thể có tác động tích cực đối với việc ổn định huyết áp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thực hư vấn đề bệnh huyết áp thấp có nên uống omega 3 qua bài viết dưới đây.

Omega 3 là gì?

Trước khi trả lời câu hỏi "huyết áp thấp có nên uống omega 3 không?" thì chúng ta cần hiểu rõ omega 3 là gì?. Omega 3 là một loại chất béo thiết yếu cho cơ thể, được gọi là "omega 3" do vị trí của liên kết hóa học trong phân tử chất béo này. Chúng có vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của sức khỏe và chức năng cơ thể. Ba chất béo quan trọng nhất trong họ omega 3 bao gồm:

  • DHA (docosahexaenoic acid): Đây là loại omega 3 quan trọng nhất đối với sức khỏe não bộ. Nó chiếm 40% chất béo trong não và võng mạc.
  • EPA (eicosapentaenoic acid): EPA có tác dụng chống viêm và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
  • ALA (alpha-linolenic acid): ALA là loại omega 3 phổ biến nhất trong thực phẩm. Tuy nhiên, cơ thể không thể hấp thụ ALA hiệu quả như DHA và EPA.
Người mắc bệnh huyết áp thấp có nên uống omega 3 không? 2
Omega 3 có trong các nguồn thực phẩm khác nhau

Omega 3 là một nhóm các chất béo thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe và chức năng của cơ thể. Các dạng chất béo này bao gồm ALA, EPA và cả DHA, được tìm thấy trong các nguồn thực phẩm khác nhau như: Cá, hạt chia, dầu cây lanh và các loại tảo biển.

Tác dụng của omega 3 đối với sức khỏe cơ thể

Omega 3 có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe cơ thể, và chúng đã được nghiên cứu rộng rãi trong nhiều lĩnh vực y tế. Dưới đây là một số tác dụng quan trọng của omega 3 đối với sức khỏe:

  • Ngăn chặn tác nhân gây bệnh tim mạch như: Đột quỵ, nhồi máu cơ tim và ngăn cản sự hình thành mảng xơ vữa trong động mạch. Hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp và giúp trị trầm cảm.
  • Omega 3 có tác dụng tích cực đối với những người mắc chứng cao huyết áp, ngăn ngừa bệnh đông máu bằng cách giữ cho các tiểu huyết cầu không kết lại.
  • Giúp giảm lượng mỡ trong gan, đặc biệt ở những người bị mỡ gan không do rượu, cùng với việc giảm viêm gan.
  • Omega 3 thúc đẩy sự phát triển của não bộ và cải thiện thị lực nhờ vào DHA, chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho thần kinh và võng mạc mắt.
  • Nó cũng hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh rối loạn thần kinh, Alzheimer và các bệnh tự miễn. Hỗ trợ trong việc điều trị bệnh lupus, viêm khớp, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn và bệnh vảy nến.
  • Omega 3 giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột lên đến 55%, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư.
Người mắc bệnh huyết áp thấp có nên uống omega 3 không? 3
Omega 3 thúc đẩy sự phát triển của não bộ và cải thiện thị lực

Ngoài ra, omega 3 còn cải thiện chất lượng giấc ngủ, làm đẹp da bằng cách kiểm soát dầu và độ ẩm da, ngăn ngừa tình trạng nang lông tăng quá mức, từ đó giảm nguy cơ lão hóa da sớm và mụn.

Nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp

Nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp có thể do nhiều yếu tố, bao gồm:

Tình trạng bệnh tim mạch gây huyết áp thấp

Người mắc các vấn đề tim mạch như: Hở van tim, rối loạn nhịp tim, suy tim... dễ bị huyết áp thấp. Tim không đủ sức đẩy máu đi, dẫn đến giảm áp lực huyết.

Không cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày

Khi cơ thể không nhận đủ vitamin B12, axit folic, và sắt từ chế độ ăn uống, hệ thống sản xuất tế bào hồng cầu có thể bị ảnh hưởng. Kết quả là, người bệnh có thể trải qua tình trạng thiếu máu và do đó huyết áp giảm.

Các tình trạng như: Ăn thức ăn nhạt, buồn nôn, nôn nhiều, hoặc tiêu chảy mạnh cũng có thể gây mất nước từ cơ thể, gây huyết áp thấp.

Tác dụng phụ của thuốc

Một nguyên nhân khác gây huyết áp thấp là tác dụng phụ của một số loại thuốc. Ví dụ, việc sử dụng một số loại thuốc như: Thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, hoặc thuốc chẹn beta và alpha có thể dẫn đến huyết áp thấp.

Các nguyên nhân khác

  • Thay đổi đột ngột về tư thế.
  • Các bệnh như: Tiểu đường, bệnh gan, cường tuyến giáp, bệnh Parkinson hoặc chấn thương sọ não, ngộ độc thực phẩm, ngộ độc hóa chất, nhiễm trùng máu, dị ứng,...
  • Thai kỳ.
  • Tiêu thụ quá nhiều bia và rượu.

Nếu bạn có các triệu chứng của huyết áp thấp, chẳng hạn như: Chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tim đập nhanh, thở gấp, bạn nên gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Người mắc bệnh huyết áp thấp có nên uống omega 3?

Người mắc bệnh huyết áp thấp có nên uống omega 3?. Thành phần EPA trong hỗn hợp omega 3-6-9 giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tắc nghẽn mạch máu và điều tiết áp lực huyết, đặc biệt là làm giảm hiệu quả áp lực huyết. Vì lý do này, người có áp lực huyết cao thường ưa chuộng sản phẩm này.

Tuy nhiên, đối với những người đang điều trị tình trạng huyết áp thấp, việc sử dụng omega 3-6-9 cần thận trọng vì chúng có khả năng gây ra tình trạng suy mạch. Sản phẩm bổ sung omega 3-6-9, đặc biệt là những sản phẩm chứa dầu cá, cần được xem xét cẩn thận, vì chúng có nguy cơ làm giảm áp lực huyết một cách nguy hiểm, đặc biệt đối với người ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi.

Người mắc bệnh huyết áp thấp có nên uống omega 3 không? 4
Việc sử dụng omega 3 với người huyết áp thấp cần thận trọng

Những biện pháp có thể cải thiện tình trạng mắc bệnh huyết áp thấp

Ngoài vấn đề bệnh huyết áp thấp có nên uống omega 3 không?, bạn cũng cần nên tìm hiểu về những biện pháp có thể cải thiện tình trạng mắc bệnh huyết áp thấp.

  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Bạn cũng nên hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn, đồ ngọt và đồ uống có đường. Tham khảo ngay những món ăn cho người huyết áp thấp.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp tăng cường lưu thông máu và cải thiện huyết áp. Tập luyện ít nhất 30 phút hàng ngày, 5 ngày trong tuần.
  • Đảm bảo giấc ngủ đủ: Nghỉ đủ giấc sẽ giúp cơ thể phục hồi, hãy cố gắng ngủ từ 7 - 8 tiếng mỗi đêm.
  • Thực hiện ăn các bữa nhỏ và thường xuyên: Khi bạn tiêu thụ một lượng thức ăn lớn trong một bữa ăn, hệ tiêu hóa phải làm việc cực kỳ nặng nề. Kết quả là, máu sẽ tập trung chủ yếu tới khu vực tiêu hóa, dẫn đến giảm lưu thông máu đến các phần khác của cơ thể và cuối cùng làm giảm huyết áp.
  • Quản lý căng thẳng: Căng thẳng, mệt mỏi có thể làm giảm huyết áp. Bạn nên tìm cách quản lý căng thẳng bằng các phương pháp lành mạnh, chẳng hạn như: Tập yoga, thiền hoặc tập thể dục.
  • Kiểm tra huyết áp thường xuyên: Điều quan trọng là phải kiểm tra huyết áp thường xuyên để theo dõi tình trạng huyết áp của bạn. Nếu bạn bị huyết áp thấp, bạn nên kiểm tra huyết áp ít nhất một lần mỗi tháng.
Người mắc bệnh huyết áp thấp có nên uống omega 3 không? 5
Tập thể dục giúp tăng cường lưu thông máu và cải thiện huyết áp

Bằng cách kết hợp sự luyện tập chăm chỉ, chế độ ăn uống thích hợp và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể tạo ra một môi trường tốt hơn cho hệ thống tim mạch và tăng cường áp lực huyết. Giúp cải thiện tình trạng huyết áp thấp và có cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Qua bài viết này hy vọng có thể giúp các bạn có câu trả lời câu cho vấn đề: Người mắc bệnh huyết áp thấp có nên uống omega 3 không?. Việc thảo luận với chuyên gia y tế sẽ giúp đảm bảo rằng việc sử dụng omega 3 sẽ mang lại lợi ích tốt nhất và không gây nguy hại cho tình trạng sức khỏe của người mắc bệnh huyết áp thấp.

Xem thêm:
Người bị huyết áp thấp có uống được ginkgo không?

Bệnh huyết áp thấp có nên uống sữa đậu nành không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin