Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bên cạnh những công dụng thần kỳ của hoa đậu biếc, bạn đã tìm hiểu về những tác hại của hoa đậu biếc khi sử dụng sai cách chưa? Chắc chắn sau khi đọc bài viết dưới đây, bạn sẽ nắm vững hơn kiến thức về loại hoa này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Làm đẹp da, ngăn ngừa rụng tóc, cải thiện thị lực, có tác dụng giảm cân, an thần, giảm nguy cơ tiểu đường,… là những công dụng chúng ta đã biết về hoa đậu biếc. Ngoài vấn đề uống trà hoa đậu biếc có tốt không, tác hại của hoa đậu biếc cũng được nhiều chị em quan tâm, bởi lo sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ? Vậy hoa đậu biếc gây ra những tác hại nào đối với sức khỏe của con người? Cùng tìm hiểu nào!
Bà bầu là đối tượng tương đối nhạy cảm trong việc sử dụng các loại thực phẩm. Do đó, cần tuyệt đối cẩn trọng khi sử dụng hoa đậu biếc trong quá trình mang thai. Vì trong hoa đậu biếc có chứa anthocyanin gây co bóp tử cung, không tốt cho thai nhi. Trong trường hợp cần thiết sử dụng những sản phẩm trà hoa đậu biếc với liều lượng cao, bà bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh được những tác hại của hoa đậu biếc đối với thai kỳ của mình.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng hạn chế trong việc sử dụng hoa đậu biếc, vì những tác hại của hoa đậu biếc có thể sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.
Do đặc thù hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên khi sử dụng các chế phẩm từ hoa đậu biếc sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy, buồn nôn. Ngoài ra, có nhiều chất trong hoa đậu biếc có thể gây phản ứng phụ đối với trẻ do cơ thể trẻ em chưa hoàn thiện và chưa có khả năng hấp thụ được hoàn toàn những chất đó.
Do đó, đối với những gia đình có trồng hoa đậu biếc, cha mẹ nên trông coi con trẻ cẩn thận, đề phòng bé sẽ tự ý ngắt hoa, hạt và lá của loại cây này cho vào miệng, điều này sẽ rất nguy hiểm.
Vì những quảng cáo về công dụng của trà hoa đậu biếc, nên hiện tại có rất nhiều người trưởng thành đang sử dụng trà hoa đậu biếc và những chế phẩm từ loài hoa này mà quên tìm hiểu về tác hại của nó. Khi sử dụng hoa đậu biếc quá nhiều có thể sẽ dẫn tới buồn nôn, xây xẩm, chóng mặt, cồn cào ruột. Do đó, khi sử dụng để pha trà, nấu ăn, chỉ nên sử dụng 8 - 10 bông hoa.
Trong hoa đậu biếc còn có hoạt chất như flavonoid, antioxidants và anthocyanin. Nếu người trưởng thành không để ý cũng có thể gặp rắc rối về sức khỏe khi sử dụng.
Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu y khoa thì chất anthocyanins trong hoa đậu biếc có thể làm tăng insulin, vô cùng gây bất lợi cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Đặc biệt đối với những người lạnh bụng, người chuẩn bị phẫu thuật, người mới ốm dậy, người đang dùng thuốc chống đông máu thì nên hạn chế sử dụng hoa đậu biếc.
Ngoài ra, khi làm đẹp, các chị em cũng hết sức lưu ý về những tác hại của hoa đậu biếc. Nếu sử dụng hoa đậu biếc để đắp mặt nạ, các bạn cần thử trước trên làn da ở cổ tay, khi chắc chắn không xảy ra các tình trạng mẩn ngứa, châm chích, nóng ran thì chị em có thể yên tâm sử dụng cho khuôn mặt của mình.
Các chị em phụ nữ khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh sẽ có sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể hoặc kinh nguyệt bất thường, do vậy cũng nên lưu ý khi dùng trà hoa đậu biếc. Để tránh những tác hại của hoa đậu biếc đến cơ thể trong thời kỳ nhạy cảm này, tốt nhất là bạn chỉ nên sử dụng liều lượng nhỏ với một vài bông trong tuần. Trong quá trình này, nếu có xảy ra bất kỳ dấu hiệu bất thường hãy ngừng sử dụng ngay lập tức.
Lưu ý khi sử dụng hoa đậu biếc cho các đối tượng như mẹ bầu, phụ nữ tiền mãn kinh, trẻ nhỏ
Sau khi tìm hiểu về những tác hại của hoa đậu biếc tác động đến cơ thể như thế nào, chắc hẳn bạn đã có những kiến thức để bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Hãy lan tỏa bài viết này để nhiều người hơn được biết và sử dụng đúng cách hoa đậu biếc để chúng được phát huy tối đa công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.
Lan Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.