Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Nguy cơ bùng phát bệnh thủy đậu sau dịch sởi

Ngày 10/05/2019
Kích thước chữ

Chỉ đến khi có thông tin dịch sởi bùng phát trong những ngày gần đây thì nhiều phụ huynh mới vội vàng cho con đi tiêm phòng. Tuy nhiên, chúng ta lại bỏ quên một căn bệnh khác cũng đang tiềm ẩn và gây nguy hại không kém gì sởi. Đó chính là bệnh thủy đậu. 

Chỉ đến khi có thông tin dịch sởi bùng phát trong những ngày gần đây thì nhiều phụ huynh mới vội vàng cho con đi tiêm phòng. Tuy nhiên, chúng ta lại bỏ quên một căn bệnh khác cũng đang tiềm ẩn và gây nguy hại không kém gì sởi. Đó chính là bệnh thủy đậu. 

Tâm lý “nước đến chân mới nhảy” này của các bậc cha mẹ là cực kỳ nguy hiểm với trẻ. Đặc biệt là với những căn bệnh có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng như là bệnh thủy đậu, bệnh sởi... Nếu chúng ta không kịp thời ngăn chặn thì sẽ có nguy cơ bùng phát thành dịch.

Nguy cơ bùng phát bệnh thủy đậu sau dịch sởi 1Bệnh thủy đậu, bệnh sởi là những căn bệnh rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch.

Tốc độ lây truyền của bệnh thủy đậu không hề thua kém sởi

Theo ước tính từ cuối năm 2018 đến nay, dịch sởi đã bùng phát tại nhiều quốc gia trên thế giới như Pháp, Mỹ, Philippines... Và ở Việt Nam chúng ta cũng đã ghi nhận được bệnh sởi xuất hiện tại nhiều tỉnh thành. Cũng vì lý do đó các bậc phụ huynh mới gấp rút tìm cách bảo vệ con trước virus gây bệnh sởi.

Tuy nhiên họ lại quên mất căn bệnh thủy đậu cũng nguy hiểm không kém đang tiềm ẩn. Con đường mà thủy đậu lây truyền cũng tương tự như bệnh sởi. Người lành có thể mắc phải khi tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết của người bệnh thủy đậu.

Hơn nữa, nếu chúng ta tiếp xúc với mầm bệnh khi chăm sóc bệnh nhân mà không thực hiện diệt khuẩn, thì nguy cơ lây nhiễm cho người khác cũng rất cao. Thậm chí bệnh thủy đậu còn nguy hiểm hơn sởi bởi diễn tiến âm thầm. Hơn nữa nó còn có khả năng lây lan ngay trong thời gian ủ bệnh, khoảng từ 7 - 10 ngày trước khi các nốt đỏ, mụn nước trên da xuất hiện.

Đây là hiểm họa tiềm tàng khiến các bậc cha mẹ không kịp trở tay để bảo vệ con trẻ. Nhất là khi trẻ phải học tập, sinh hoạt và vui chơi trong môi trường tập thể. Nếu mắc phải bệnh thủy đậu, những mụn nước trên da niêm mạc miệng, không những khiến bệnh nhân đau nhức, ăn uống khó khăn mà còn có nguy cơ để lại sẹo lõm. Dẫn đến tình trạng trẻ mất tự tin về sau.

Ngoài ra biến chứng thứ hai của bệnh có thể gặp phải là viêm phổi. Các triệu chứng nguy hiểm xuất hiện như khó thở, đau ngực, tím tái, ho ra máu. Biến chứng thần kinh làm bệnh nhân mất điều hoà tiểu não cấp, viêm não… thậm chí còn có nguy cơ gây tử vong.

Nguy cơ bùng phát bệnh thủy đậu sau dịch sởi 2Bệnh thủy đậu còn nguy hiểm hơn sởi, bởi diễn tiến âm thầm và khả năng lây lan ngay trong giai đoạn ủ bệnh.

Ngăn chặn nguy cơ bệnh thủy đậu bùng phát

Thủy đậu hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách tiêm ngừa vắc xin cho trẻ. Tuy nhiên có một nghịch lý rằng mỗi năm trong thời gian cao điểm, các bệnh viện vẫn quá tải khi tiếp nhận hàng loạt ca thủy đậu? Chính là bởi lối suy nghĩ chủ quan rằng thủy đậu là bệnh lành tính, tự đến rồi đi khiến nhiều người không chủ động phòng bệnh cho con. Theo PGS.TS.BS Cao Hữu Nghĩa (Viện Pasteur TP.HCM), bệnh thủy đậu vốn lành tính, nhưng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách thì sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hơn nữa hiện nay trên mạng xã hội còn xuất hiện nhiều thông tin sai lệch về tiêm ngừa vắc xin khiến phụ huynh ngờ vực. Rồi phân vân không biết có nên cho con đi tiêm phòng thuỷ đậu và các bệnh dễ lây truyền khác hay không. Và đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát và lan rộng.

Nguy cơ bùng phát bệnh thủy đậu sau dịch sởi 3Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh thủy đậu hiệu quả nhất hiện nay.

Sau sởi, bệnh thủy đậu với tốc độ lây lan nhanh và không có thuốc đặc trị rất có khả năng sẽ bùng phát thành dịch. Do đó các bậc phụ huynh hãy chủ động tạo cho trẻ bức tường bảo vệ khỏi căn bệnh này ngay từ hôm nay. Bên cạnh việc cách ly, giữ vệ sinh nơi học tập, vui chơi, thì tiêm ngừa vắc xin là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ trẻ tránh khỏi những hệ lụy nguy hiểm từ bệnh thủy đậu. Đồng thời cũng hạn chế thủy đậu bùng phát thành dịch trong cộng đồng.

Thụy Anh

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin