Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Mang thai

Tại sao lại buồn nôn khi mang thai? Cách khắc phục chứng buồn nôn trong thai kỳ

Ngày 22/08/2023
Kích thước chữ

Có khoảng 50 - 90% phụ nữ bị buồn nôn khi mang thai, gây ra sự khó chịu không hề nhỏ cho các mẹ bầu trong thai kỳ. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng này qua bài viết sau.

Phụ nữ sẽ rất dễ gặp hiện tượng buồn nôn khi mang thai, thế nhưng tùy vào cơ địa của mỗi người mà mức độ buồn nôn có thể nặng hay nhẹ khác nhau. Đây cũng là một dấu hiệu tốt thể hiện rằng em bé đang phát triển một cách khỏe mạnh.

Buồn nôn khi mang thai là gì?

Buồn nôn nhưng không nôn được là một trong những triệu chứng ốm nghén của phụ nữ khi mang thai. Đây là một hiện tượng thường gặp ở chị em phụ nữ trong thời gian đầu của thai kỳ. Mặc dù nó không mấy nguy hiểm cho mẹ bầu, nhưng sẽ gây ra cảm giác không thoải mái, ăn không ngon miệng và dẫn đến sụt cân. Bên cạnh đó, hiện tượng buồn nôn này kéo dài sẽ làm cơ thể mệt mỏi và dẫn đến sức khỏe suy nhược.

Tại sao lại buồn nôn khi mang thai? Những điều mẹ bầu cần lưu ý 1
Những cơn buồn nôn mang đến sự khó chịu và mệt mỏi cho bà bầu

Vào khoảng 4 đến 8 tuần đầu tiên của thai kỳ, hiện tượng buồn nôn sẽ diễn ra với tần suất rất cao với nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng và bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Từ sau tuần 13 hoặc 14 trở đi các cơn buồn nôn này sẽ giảm dần. Vẫn sẽ có một số trường hợp nặng hơn là nó sẽ kéo dài trong suốt quá trình mang thai, tuy nhiên điều này chiếm số lượng khá ít.

Mức độ buồn nôn khi mang thai ở bà bầu là khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa và mức độ nặng nhẹ, không ai giống ai.

Có nhiều mẹ bầu cho đến những tháng cuối thai kỳ vẫn gặp phải triệu chứng buồn nôn. Lý do lớn nhất là do thai nhi đã phát triển đủ lớn làm tử cung cũng lớn theo và chèn ép lên phần dạ dày của người mẹ.

Tại sao khi mang thai thường buồn nôn?

Dưới đây là một số yếu tố có thể gây ra tình trạng buồn nôn khi mang thai, bao gồm:

  • Do tăng hormone thai kỳ: Nguyên nhân chính xác của buồn nôn khi mang thai là chưa được xác định. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu đã cho rằng một trong số những lý do chủ yếu gây nên hiện tượng này là sự gia tăng hormone hCG (hormone thai kỳ). Khi có thai, cơ thể của phụ nữ sẽ tự động sản sinh ra một lượng lớn hormone progesterone, loại hormone này sẽ làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa, làm cho thức ăn trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản gây ra hiện tượng buồn nôn.
  • Nhạy cảm về mùi và vị: Việc ăn uống cũng ảnh hưởng không nhỏ gây nên hiện tượng này. Nếu mẹ bầu gặp phải sự kích thích về mùi, vị của các thực phẩm sống như thịt, cá,... ngay lập tức sẽ có cảm giác buồn nôn và gây nôn mửa. Sự nhảy cảm với mùi vị quá mức như vậy có thể gây ra sự chán ăn, mất cảm giác thèm ăn ở người mang thai.
  • Thiếu máu: Một trong những nguyên nhân khác gây buồn nôn khi mang thai là do mẹ bầu bị thiếu máu. Phụ nữ mang thai cần một lượng máu nhiều hơn để nuôi dưỡng tế bào thai. Nếu trong máu không đủ lượng hồng cầu khỏe mạnh để mang oxy và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan khác, thì một khi thay đổi tư thế đột ngột, lượng oxy không cung cấp kịp lên não sẽ gây hoa mắt chóng mặt và buồn nôn.
  • Thói quen và tư thế nằm: Nằm ngửa cũng có thể là một lý do gây ra hiện tượng buồn nôn ở mẹ bầu. Nếu thường xuyên nằm ngửa, các mạch máu vận chuyển máu về tim sẽ bị áp lực, làm nhịp tim tăng lên, gây cản trở cho việc lưu thông máu, từ đó làm người mang thai bị hạ huyết áp, gây ra các cơn chóng mặt, buồn nôn.
  • Môi trường ngột ngạt và nhiệt độ tăng cao: Nếu mang thai và sinh hoạt trong môi trường quá nóng và ngột ngạt cũng sẽ dẫn đến triệu chứng buồn nôn này. Nhiệt độ cao kiến các mạch máu giãn ra, gây nên tình trạng hạ huyết áp và nôn ói.
  • Dấu hiệu sắp sinh: Nếu mẹ bầu vẫn cảm thấy buồn nôn khi mang thai ở giai đoạn cuối thai kỳ, thì đây có thể là một trong những dấu hiệu sắp sinh. Khi đã có những cảm giác buồn nôn ở tháng thứ 9 của thai kỳ, mẹ nên chuẩn bị tâm lý kỹ càng cho hành trình sinh đẻ sắp tới và chào đón đứa con của mình.

Các cách khắc phục chứng buồn nôn trong thai kỳ

Hiện tượng buồn nôn khi mang thai không thể khắc phục hoàn toàn, tuy nhiên có thể được hạn chế bằng một số phương pháp dưới đây:

Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh phù hợp cho mẹ bầu

Trong thai kỳ, mẹ bầu nên xây dựng thực đơn dinh dưỡng theo các nguyên tắc sau để giảm các triệu chứng buồn nôn:

  • Tránh tiếp xúc hoặc hạn chế ăn thực phẩm có mùi và vị kích thích, đồ chiên xào dầu mỡ hay các loại thức ăn đóng hộp. Nên lựa chọn ăn các thực phẩm bà bầu yêu thích mà vẫn đảm bảo an toàn thực phẩm.
  • Tránh ăn các thức ăn chứa nhiều chất béo và carbohydrates, các thực phẩm có chất này thường dễ làm đầy bụng và có thể gây buồn nôn.
  • Bổ sung rau xanh và trái cây để cung cấp vitamin và khoáng chất, nạp chất đạm qua các loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa và các loại đậu.
  • Mẹ bầu cũng có thể ăn sữa chua, váng sữa để hỗ trợ tiêu hóa điều này giúp mẹ hạn chế cơn ợ hơi và buồn nôn khi mang thai.
  • Không nên ăn những thực phẩm lên men hoặc muối chua. Nếu thèm đồ chua, mẹ bầu có thể ăn nhưng không ăn quá nhiều.
Tại sao lại buồn nôn khi mang thai? Những điều mẹ bầu cần lưu ý 3
Thực đơn ăn uống lành mạnh giúp hạn chế các cơn buồn nôn khi mang thai

Bổ sung nước và chất điện giải

Nôn ói có thể gây ra mất nước, vì vậy mẹ bầu cần phải uống nước đầy đủ, nên uống từng ngụm nhỏ để ngăn ngừa cảm giác buồn nôn.

Ngoài ra, nếu các cơn buồn nôn và nôn khi mang thai diễn ra quá nhiều, điều này khiến các chất điện giải trong cơ thể có thể bị mất đi gây ra tình trạng hạ natri và kali máu. Mặc dù, thông qua dịch truyền có thể bổ sung điện giải nhưng không được tăng nồng độ điện giải lên quá nhanh và điều này cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Sinh hoạt điều độ và lành mạnh

Chế độ sinh hoạt cũng có thể ảnh hưởng đến hiện tượng buồn nôn ở phụ nữ mang thai:

  • Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp thai phụ bớt mệt mỏi, tránh căng thẳng lo âu.
  • Hạn chế việc đứng lên hoặc ngồi xuống quá nhanh và đột ngột thay đổi tư thế nằm. Thay vào đó, mẹ nên thực hiện việc thay đổi tư thế một cách chậm rãi và nhẹ nhàng để cơ thể kịp thích ứng. Không nên nằm ngửa, nên sử dụng một chiếc gối nhỏ để kê và nằm nghiêng sang phía bên trái.
  • Thử thay đổi môi trường sống và sinh hoạt với những nơi rộng rãi thoáng mát, không quá bí bách và không ẩm thấp.
  • Lựa chọn những bộ quần áo thoải mái, rộng rãi để tốt cho việc lưu thông máu, hạn chế mặc đồ quá chật hoặc bó sát.

Dùng gừng tươi

Gừng có tính ấm, kháng viêm, giải độc. Một trong những mẹo dân gian chữa nghén hiệu quả cho bà bầu, gừng có thể giúp giảm các cảm giác khó chịu, buồn nôn, bụng cồn cào khi mang thai. Gừng cũng giúp hạn chế mức độ nghiêm trọng của những cơn buồn nôn và nôn ít hơn. Điều này sẽ giúp mẹ cải thiện sức khỏe khá tốt.

Tại sao lại buồn nôn khi mang thai? Những điều mẹ bầu cần lưu ý 2
Một tách trà gừng có thể giảm cảm giác buồn nôn hiệu quả

Buồn nôn khi mang thai không phải là một triệu chứng quá nguy hiểm. Thế nhưng, nếu triệu chứng này kéo dài và trở nên trầm trọng thì sẽ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Hi vọng với bài viết trên, mẹ bầu có thể khắc phục được tình trạng nôn nghén này hiệu quả!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm