Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh

Ngày 25/08/2024
Kích thước chữ

Viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp ở trẻ sinh non. Đây là căn bệnh nguy hiểm, tiến triển nhanh và gây ra nhiều nguy hiểm cho trẻ nếu mắc phải.

Viêm ruột hoại tử là một căn bệnh nguy hiểm ở trẻ sơ sinh. Trẻ có cân nặng lúc sinh càng nhẹ hay sinh càng non càng có nguy cơ mắc bệnh viêm ruột hoại tử, ảnh hưởng đến sự phát triển và hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống của trẻ.

Nguyên nhân gây viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh là gì?

Viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh là một bệnh đường ruột xảy ra khi ruột của trẻ bị nhiễm trùng và có thể bắt đầu bị hoại tử. Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở trẻ sinh non, tuy nhiên, trẻ đủ tháng cũng dễ mắc bệnh.

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh 4
Viêm ruột hoại tử là một căn bệnh nguy hiểm ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh có tuổi thai thấp bị viêm ruột hoại tử, nhiều biến chứng có thể xảy ra. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhi cần phải phẫu thuật để giảm thiểu nguy cơ tử vong.

Nguyên nhân chính xác gây viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được xác định rõ ràng. Vì vậy, yếu tố nguy cơ phát triển căn bệnh này là trẻ sinh non với các cơ quan trong cơ thể có thể chưa phát triển hoàn thiện, bao gồm cả  ruột chưa trưởng thành.

Ngoài ra, sự xuất hiện của viêm ruột hoại tử thường được cho là do vi khuẩn trong ruột, hoặc vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột khi trẻ uống sữa ngoài  không đúng cách, số lượng sữa tăng nhanh.

Giảm lưu lượng máu trong ruột và tình trạng thiếu oxy trong ruột cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh này.

Bên cạnh đó, tổn thương mô do hiện tượng máu chảy vào ruột hoặc mất cân bằng trong điều hòa miễn dịch có thể dẫn đến viêm ruột hoại tử.

Triệu chứng viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh là gì?

Để phát hiện sớm bệnh viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể nhận biết những dấu hiệu chung của bệnh sau đây:

  • Trẻ sơ sinh bị chướng bụng, bụng bị phồng lên.
  • Đau bụng và đổi màu, có thể nôn mửa hoặc nôn ra dịch.
  • Có thể có máu trong phân của bé.
  • Trẻ bị hạ thân nhiệt, nhịp tim chậm và có thể có triệu chứng ngưng thở.
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh 3
Trẻ bị hạ thân nhiệt, nhịp tim chậm và có thể có triệu chứng ngưng thở

Viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Như đã đề cập trước đây, tổn thương do viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến tổn thương đường ruột, thủng, viêm phúc mạc, nhiễm trùng máu và thậm chí tử vong.

Trẻ sơ sinh có thể gặp các biến chứng, khó hấp thụ chất dinh dưỡng và tăng trưởng chậm. Trẻ em trải qua điều trị phẫu thuật cũng có thể phải đối mặt với các biến chứng lâu dài của căn bệnh này. Đặc biệt, các vấn đề về hấp thu như hội chứng ruột ngắn, các vấn đề về não và mắt cũng có thể xảy ra, nguy cơ bại não rất cao.

Viêm ruột hoại tử được chẩn đoán ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Ngoài những triệu chứng trên, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về đường tiêu hóa hoặc tổn thương đa cơ quan khác, viêm ruột hoại tử cũng có thể được chẩn đoán dựa trên chụp X-quang bụng và một số xét nghiệm máu. Những xét nghiệm cận lâm sàng này rất phổ biến và dễ thực hiện ở mọi phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh.

Khi chụp X-quang bụng, viêm ruột hoại tử cho thấy hình ảnh các bọt khí li ti len lỏi trong thành ruột. Siêu âm ổ bụng cho thấy các quai ruột chướng hơn, nhu động ruột giảm và trong một số trường hợp, có thể nhìn thấy hơi trong tĩnh mạch cửa. Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng cho thấy có dấu hiệu nhiễm trùng.

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh 2
Xét nghiệm máu cũng cho thấy có dấu hiệu nhiễm trùng gây viêm ruột hoại tử 

Điều trị tình trạng viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Điều trị viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi của bé khi sinh non, sức khỏe tổng thể và các bệnh đi kèm khác.

Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện điều trị theo từng bước sau:

  • Ngừng cho ăn bằng đường miệng để giảm bài tiết và nghỉ ngơi, nhanh chóng lành lặn trở lại.
  • Một ống thông được đưa vào dạ dày qua mũi để dẫn lưu dịch tiết dạ dày và giảm bớt gánh nặng thể tích cho bụng.
  • Truyền dịch để đảm bảo năng lượng và cung cấp đủ nước, điện giải.
  • Thuốc kháng sinh được kê đơn để chống nhiễm trùng.
  • Chụp X-quang thường xuyên để theo dõi tình trạng đầy hơi và chậm tiêu.
  • Nếu bụng trở nên quá chướng và đe dọa hô hấp, hãy cung cấp thêm oxy hoặc máy thở.
  • Cách ly với những trẻ khác để tránh lây lan bệnh viêm ruột hoại tử.

Khi các triệu chứng trên giảm bớt, chứng tỏ tình trạng nhiễm trùng của trẻ đã cải thiện, thường sau 5 đến 7 ngày và trẻ có thể bú miệng trở lại.

Ngược lại, nếu tình trạng không cải thiện mặc dù đã điều trị tích cực hoặc nếu có biến chứng thủng ruột, trẻ sẽ cần phải phẫu thuật khẩn cấp. Các bác sĩ sẽ cô lập và loại bỏ đoạn ruột có lớp niêm mạc đã hoại tử bằng cách mở ổ bụng, làm sạch toàn bộ khoang bụng.

Cách phòng ngừa viêm ruột hoại tử hiệu quả:

  • Đối với trẻ đủ tháng: Hạn chế tình trạng ngạt trong quá trình sinh để giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Sử dụng steroid trước sinh: Giúp ruột trưởng thành trực tiếp hoặc hỗ trợ sự phát triển của phổi, giảm nguy cơ thiếu oxy.
  • Liệu pháp surfactant: Hỗ trợ hệ hô hấp và ngăn ngừa các biến chứng liên quan.
  • Duy trì tưới máu tốt cho mô: Sử dụng thuốc vận mạch để cải thiện tuần hoàn máu, đặc biệt là đến ruột, tránh tình trạng thiếu oxy và hạ thân nhiệt.
  • Kiểm soát nhiễm trùng: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa viêm ruột hoại tử.
  • Chậm cắt dây rốn: Giúp giảm nguy cơ thiếu máu và hạn chế việc phải truyền máu.
  • Sử dụng sữa mẹ: Bất cứ khi nào có thể, sữa mẹ, kể cả khi đã rã đông hay từ nguồn hiến tặng, đều giúp giảm nguy cơ mắc viêm ruột hoại tử tới 4 lần so với sữa công thức.
  • Tránh sử dụng sữa có áp lực thẩm thấu cao: Điều này giúp giảm gánh nặng lên hệ tiêu hóa của trẻ.
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh 1
Cách phòng ngừa viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh

Những biện pháp này không chỉ giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi nguy cơ mắc viêm ruột hoại tử mà còn góp phần vào việc phát triển toàn diện sức khỏe của trẻ.

Tóm lại, viêm ruột hoại tử ở sơ sinh là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ sinh non. Mặc dù nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được biết rõ, nhưng các biện pháp ngăn ngừa viêm ruột hoại tử phổ quát cần được tiến hành ngay từ lúc sinh bằng cách nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ. Đồng thời, khi trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ nêu trên cần được thăm khám và điều trị tích cực để cải thiện tiên lượng lâu dài.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.