Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nguyên nhân gây hiện tượng trào ngược dạ dày axit

Ngày 03/09/2018
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hiện tượng trào ngược dạ dày axit là tình trạng thức ăn sau khi đã tiêu hóa mà còn bị trào ngược lên lại thực quản gây ợ chua, ợ nóng,… Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì? Có cách nào điều trị được không? Hãy cùng Long Châu tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau nhé.

Hiện tượng trào ngược dạ dày axit là tình trạng thức ăn sau khi đã tiêu hóa mà còn bị trào ngược lên lại thực quản gây ợ chua, ợ nóng,… Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì? Có cách nào điều trị được không? Hãy cùng Long Châu tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau nhé.

3 nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày axit

Nguyên nhân gây hiện tượng trào ngược dạ dày axit 1Bạn đã biết nguyên nhân gây trào ngược dạ dày axit chưa?

Tình trạng trào ngược dạ dày axit là hiện tượng phổ biến rất dễ gặp từ trẻ sơ sinh đến người lớn tuổi. Các triệu chứng của trào ngược dạ dày rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác về dạ dày. Do đó, mọi người thường chủ quan mà không điều trị. Một số nguyên nhân phổ biến gây trào ngược dạ dày axit như:

Stress

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, các chuyên gia đã đưa ra kết luận, stress là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý, trong đó có trào ngược dạ dày axit. Vậy ảnh hưởng của stress với trào ngược dạ dày axit như thế nào?

Stress là tình trạng tinh thần cực kỳ căng thẳng, là phản ứng của cơ thể khi người bệnh gặp phải các vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Khi căng thẳng, các dây thần kinh của cơ thể sẽ tác động và sinh ra Cortisol. Mà Cortisol chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày axit. Mặt khác, stress còn tạo áp lực lên sự co thắt thực quản, khiến thực quản yếu đi và không có khả năng ngăn thức ăn trào ngược lên thực quản. Do đó, stress là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày axit.

Một chế độ ăn uống, làm việc không khoa học

Nguyên nhân gây hiện tượng trào ngược dạ dày axit 2Ăn đêm có thể là lý do gây ra trào ngược dạ dày axit.

Việc bạn ăn quá no, hoặc nhịn đói để giảm cân cũng có thể là lý do khiến dạ dày bị tổn thương và là nguyên nhân gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày axit.

Thông thường, lượng axit sẽ được sản sinh khi bạn ăn thức ăn, nên việc bạn ăn quá no, hoặc quá đói, ăn không đúng giờ sẽ làm cho axit bị trào ngược lên ống thực quản. Điều này là không hề tốt cho sức khỏe. Các axit bị trào lên sẽ làm viêm loét niêm mạc thực quản.

Các loại thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu,… sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày nên dễ gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày axit. Ngoài ra, các loại thức uống có gas, cà phê, có cồn như rượu bia,… cũng gây ra hiện tượng này.

Sử dụng các loại thuốc tây có thành phần gây hại cho dạ dày

Các loại thuốc tây như: aspirin, thuốc cao huyết áp,… là các loại thuốc có thành phần gây hại cho dạ dày. Là nguyên nhân làm tăng axit trong dạ dày và làm giảm dung tích van giữa thực quản và dạ dày nên những người sử dụng các loại thuốc này sẽ có nguy cơ mắc chứng trào ngược dạ dày axit cao hơn người bình thường. Do đó, mọi người cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc trên.

Nguyên nhân gây hiện tượng trào ngược dạ dày axit 3Nhiều loại thuốc tây có thành phần làm tăng axit trong dạ dày và gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày.

Điều trị trào ngược dạ dày axit

Thông thường, trong điều trị trào ngược dạ dày axit, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng một số thuốc điều trị trào ngược dạ dày như:

  • Nhóm thuốc có chức năng giảm axit trong dạ dày.
  • Nhóm thuốc có chức năng kháng H2 như Cimetidin, Ranitidin,...
  • Nhóm thuốc có chức năng ức chế bơm proton như Omeprazole, Rabeprazlole,...

Mặc dù bệnh trào ngược dạ dày axit không ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe nhưng nếu không được điều trị sớm và đúng các có thể gây các bệnh lý nguy hiểm cho dạ dày.

Trên đây là nguồn gốc gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày axit cũng như cách điều trị mà bạn nên biết. Hi vọng mọi người sẽ chú ý tới các dấu hiệu trào ngược dạ dày, các nguyên nhân ở trên và có các phương pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất.

Ánh Trần

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm