Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mụn ẩn là loại mụn nằm sâu dưới bề mặt da. Tuy không biểu hiện rầm rộ như mụn viêm, mụn sưng nhưng mụn ẩn lại gây khó chịu bởi cảm giác thô ráp, sần sùi ở da cũng như gây mất thẩm mỹ cho người mắc. Hẳn nhiều bạn thắc mắc rằng nguyên nhân gây mụn ẩn ở má là gì? Liệu có thể xử trí mụn ẩn tại nhà hay không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Mụn ẩn tuy không “trồi” lên trên bề mặt da nhưng lại tạo cho da cảm giác sần sùi và khiến cho da bị nhạy cảm, dễ kích ứng. Mụn ẩn ở má có thể hình thành bởi nhiều nguyên nhân, từ những thói quen xấu hay chế độ sinh hoạt không hợp lý. Vậy nguyên nhân gây mụn ẩn ở má là gì? Có thể dùng cách gì để điều trị mụn ẩn ở má?
Không giống những loại mụn trứng cá, mụn ẩn là do quá trình bít tắc lỗ chân lông hình thành bên dưới bề mặt của làn da. Vậy nên, mặc dù bề ngoài không thể hiện rầm rộ như các loại mụn viêm sưng nhưng chúng lại nhô ra ngoài khiến da mặt thô ráp, sần sùi. Thỉnh thoảng, mụn ẩn có thể kèm đau khiến làn da bị nhạy cảm và kích ứng.
Bản chất của mụn ẩn là do sự tích tụ của dầu nhờn, bụi bẩn cùng sự phát triển của vi khuẩn trong lỗ chân lông của da mặt. Tuy nhiên, mụn ẩn lại nằm bên dưới làn da mà không tạo phản ứng viêm đỏ và lồi lên trên bề mặt da.
Dấu hiệu giúp bạn nhận biết mụn ẩn đó là cảm giác sần ráp khi sờ vào vùng da có hình thành mụn ẩn. Ngoài ra, mụn ẩn có thể đi kèm với cảm giác đau khó chịu nằm sâu dưới da. Mụn ẩn có thể hình thành ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể. Nếu tình trạng này hình thành nghiêm trọng với một số lượng lớn được gọi là mụn nang.
Khi nói tới nguyên nhân gây mụn ẩn ở má, không thể không nhắc tới chiếc khẩu trang mà chúng ta sử dụng trong suốt cả ngày dài. Hiện nay, tình hình dịch bệnh khiến khẩu trang trở thành một vật bất ly thân với chúng ta. Khẩu trang được coi như một lá chắn bảo vệ làn da khỏi mầm bệnh cũng như khói bụi ngoài môi trường.
Tuy nhiên, môi trường quá bụi hay quá ẩm, kèm theo lớp kem dưỡng dày ở trên mặt có thể tạo điều kiện cho mụn ẩn hình thành. Đồng thời, khi da mặt bị “bít kín” bởi lớp khẩu trang chứa nhiều bụi bẩn, dầu nhờn trong suốt cả ngày sẽ khiến tình trạng mụn ẩn ngày càng nghiêm trọng hơn.
Mụn ẩn ở má thường đi kèm với tình trạng da dầu. Vì vậy, những người có một làn da thiên dầu sẽ dễ lên mụn hơn. Những người có làn da dầu cần chú ý hơn tới vật dụng xung quanh mình, đặc biệt là đồ vật tiếp xúc với mặt trong một thời gian dài như vỏ gối, chăn ga hay màn hình điện thoại.
Vỏ gối là nơi dễ chứa vi khuẩn, tích tụ dầu nhờn từ mặt, chưa kể tới tóc cũng là một tác nhân góp phần đáng kể vào lượng bụi bẩn và vi khuẩn dính trên vỏ gối khi ta nằm ngủ mỗi đêm. Do đó, cần thay gối định kỳ ít nhất 1 đến 2 lần trong một tuần để giảm thiểu nguy cơ gây hình thành mụn ẩn trên má.
Nhiều người hẳn có thói quen nằm ngủ nghiêng một bên và áp toàn bộ vùng má vào gối hoặc chăn ga.Tuy đây là một tư thế ngủ vô cùng thoải mái cũng như tốt cho cột sống nhưng lại tiềm ẩn nguyên nhân gây mụn ẩn ở má.
Trong tư thế nằm nghiêng, vùng má của bạn sẽ tiếp xúc với gối trong một thời gian dài, dễ gây hiện tượng bít tắc lỗ chân lông. Không những vậy, vi khuẩn có hại và bụi bẩn từ gối có thể dính lên da và phát triển, xâm nhập vào lớp ẩn sâu dưới da gây nên tình trạng mụn ẩn ở má và các vùng khác như vùng thái dương, vùng hàm, vùng cằm…
Ngoài ra, việc nằm nghiêng sẽ khiến da mặt bị cọ sát với lớp vải cứng, bị ấn và căng tức, dễ gây nên hiện tượng kích ứng và giảm độ đàn hồi của da. Điều này có thể khiến các nếp nhăn nhanh xuất hiện, da nhanh bị lão hóa hơn.
Xây dựng một chu trình dưỡng da hợp lý là một điều không hề dễ dàng. Việc sử dụng các loại mỹ phẩm có thành phần gây kích ứng cho da dễ khiến da bị nhạy cảm, kích ứng và dễ hình thành mụn ẩn, mụn sưng viêm. Đồng thời, lựa chọn các hãng mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc hay không đề rõ thành phần sẽ khiến tình trạng mụn ẩn ở má ngày càng trần trọng hơn.
Mặt khác, nhiều bạn nghĩ rửa mặt mạnh tay sẽ tốt, giúp làm sạch sâu da mặt. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và ngược lại, hành động này còn có thể gây tổn thương da mặt. Da mặt yếu khiến hàng rào bảo vệ kém bền vững, yếu tố ngoại lai dễ dàng xâm nhập và gây mụn ẩn cho da.
Đây là thói quen xấu mà nhiều bạn mắc phải. Bàn tay của ta là nơi cầm nắm rất nhiều thứ nên có rất nhiều loại vi khuẩn “trú ngụ” trên đó. Nếu bạn sờ tay lên mặt sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào da gây tình trạng mụn ẩn ở má.
Chính vì vậy, dù bạn có bị mụn hay không, bạn nên hạn chế tối đa việc sờ tay lên mặt. Đồng thời, trước khi rửa mặt, bạn nên vệ sinh tay với xà phòng thật sạch sẽ để giảm thiểu tối đa mầm bệnh trên tay.
Với tình trạng mụn ẩn ở má mức độ nhẹ, bạn có thể tự xử trí tại nhà bằng các cách sau đây:
Nếu tình trạng mụn ẩn vẫn tiếp tục và tiến triển nặng hơn, người bệnh nên tham vấn và được tư vấn về các phương pháp điều trị chuyên nghiệp hơn như sử dụng thuốc kháng sinh, điều trị thuốc tránh thai, tiêm cortisone vào cồi mụn…
Trên đây là bài viết của nhà thuốc Long Châu về câu hỏi “Nguyên nhân gây mụn ẩn ở má là gì?”. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Mụn ẩn ở má là loại mụn hình thành sâu dưới da ở vùng má.
Tuy triệu chứng không biểu hiện rầm rộ với tình trạng sưng đỏ như mụn viêm nhưng lại tạo cho da cảm giác thô ráp, sần sùi khó chịu. Mụn ẩn được hình thành do nhiều nguyên nhân, như thói quen xấu là sờ tay lên mặt hay không thay vỏ gối thường xuyên. Ngoài ra, một chu trình dưỡng da không hợp lý cũng là nguồn gốc gây nên mụn ẩn.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.