Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ sơ sinh đi ngoài có sợi đen không phải là hiện tượng xa lạ với nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng phổ biến nhất vẫn là do nguồn dinh dưỡng không được đảm bảo. Tuy không hiếm gặp nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý tình trạng này ở trẻ sơ sinh.
Phân khi trẻ sơ sinh đi ngoài thường lẫn các sợi đen khiến bố mẹ rất lo lắng. Vậy do đâu trẻ sơ sinh thường mắc phải tình trạng này? Trẻ sơ sinh đi ngoài có sợi đen ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của trẻ và cách đối phó với nó như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Phân ở trẻ sơ sinh có thể kết hợp giữa nước, các loại thức ăn không tiêu hóa được, vi khuẩn và chất nhầy nên sẽ tạo nên những sợi đen trong phân. Hệ tiêu hóa của bé chưa hoạt động khỏe mạnh như người trưởng thành nên sẽ khó để phân giải, hấp thụ thức ăn ở trẻ. Nếu trẻ ăn gì không tiêu thì trong phân lúc trẻ đi ngoài thường sẽ có màu sắc tương tự. Không những có các sợi đen, một số trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài phân còn xuất hiện các đốm đen.
Sự xuất hiện của những sợi đen trong phân trẻ sơ sinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất và 3 nguyên nhân dưới đây:
Một số loại thực phẩm có thể làm xuất hiện sợi đen trong phân khi trẻ đi ngoài có thể kể đến như chuối, táo, việt quất, anh đào, quả sung,... Những loại quả này chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa nhưng nếu sử dụng quá nhiều, trẻ không hấp thụ hết được thì sẽ khiến trẻ đi ngoài có sợi đen.
Ngoài ra các loại thực phẩm khác như thịt đỏ chưa chín, hạt vừng, món ăn có màu sẫm như sô cô la,... cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
Ăn quá nhiều chuối có thể khiến phân trẻ sơ sinh có màu đen
Bên cạnh các loại thực phẩm mà bố mẹ cho bé sử dụng, tình trạng phân có sợi đen ở trẻ sơ sinh cũng có thể xuất hiện do các bệnh lý, trong đó hay gặp nhất là do chảy máu đường tiêu hóa và nhiễm ký sinh trùng.
Một số loại ký sinh trùng đường ruột làm trẻ đi ngoài có sợi đen
Trẻ sơ sinh sử dụng thuốc cũng có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài ra phân có sợi màu đen. Những loại thuốc gây ra tình trạng này thường là thuốc kháng axit dùng để trị ợ chua hoặc đau bụng. Bên cạnh đó, các thành phần bổ sung trong thuốc như sắt, vitamin tổng hợp cũng có thể làm phân bé chuyển sang màu đen hoặc xuất hiện các sợi đen, đốm đen li ti.
Nếu sợi đen trong phân bé xuất phát từ những loại thực phẩm bình thường hay thuốc thì tình trạng này sẽ chấm dứt sau khi trẻ ngừng sử dụng chúng. Phần lớn các trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài có sợi đen xuất phát từ chế độ ăn uống nên bố mẹ không cần quá lo lắng, phân màu đen sẽ biến mất chỉ sau một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, nếu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là bệnh lý thì bố mẹ không nên chủ quan. Trẻ đi ngoài có sợi đen diễn ra trong thời gian dài thì bố mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Để phòng ngừa các tác nhân bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ, khiến phân có sợi đen khi đi ngoài. Phụ huynh có thể thực hiện một số cách sau để chăm sóc bé tốt hơn:
Mẹ nên rửa kỹ thực phẩm trước khi chế biến món ăn cho trẻ
Nếu phụ huynh thấy bé xuất hiện sợi đen khi đi ngoài, hãy kiểm tra lại các loại thực phẩm con đã ăn trước đó 1-2 ngày. Khi bạn dừng sử dụng các loại đồ ăn đó và phân con không còn có sợi đen thì nguyên nhân xuất phát từ chính loại thực phẩm đó.
Tuy nhiên, nếu tình trạng phân đen vẫn không chấm dứt mà còn xuất hiện thêm các triệu chứng khác như mệt mỏi, choáng váng, hoa mắt chóng mặt, trẻ tụt huyết áp, nhịp tim thấp, phân nhầy, đau bụng,... thì đây có thể là dấu hiệu nghiêm trọng của các bệnh lý đường tiêu hóa như chảy máu đường ruột hay nhiễm trùng. Bố mẹ tốt nhất nên đưa trẻ đến bệnh viện khi con gặp phải tình trạng này.
Phần lớn nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có sợi đen là do chế độ ăn uống, bố mẹ không cần phải quá lo lắng. Nhưng các bậc phụ huynh cũng cần theo dõi tình hình sức khỏe của con để có biện pháp điều trị thích hợp, kịp thời đối phó nếu tình trạng này xuất hiện từ các bệnh lý tiêu hóa.
Xem thêm:
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.