Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nguyên nhân rối loạn lưỡng cực ở trẻ nhỏ và vị thành niên cũng giống như ở người lớn. Tuy nhiên, các triệu chứng ở trẻ em thường đa dạng và khó chẩn đoán chính xác hoàn toàn.
Rối loạn lưỡng cực được xem là một chứng rối loạn cảm xúc được thể hiện qua giai đoạn rối loạn hưng cảm nhẹ với các giai đoạn trầm cảm trong quá trình phát triển của bệnh. Bệnh chỉ chiếm tỷ lệ 1% dân số nhưng hiện nay đang có chiều hướng tăng cao, chủ yếu khởi phát ở độ tuổi trẻ em.
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực được thể hiện rõ nhất qua những thay đổi thất thường cảm xúc, tâm trạng. Có thể đang ở trạng thái tăng động quá mức, sau đó lại đột ngột rơi vào tình trạng trầm cảm, tâm lý bất ổn. Bệnh có phần tương đồng với nhiều căn bệnh tâm lý khác, bao gồm 2 triệu chứng: Trầm cảm và hưng cảm.
Nguyên nhân rối loạn lưỡng cực thường gặp là gì?
Tâm trạng bất thường có thể xuất hiện theo tần suất trong năm hoặc trong tuần. Người mắc bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì mối quan hệ. Gây ra những thay đổi bất thường về tâm trạng, năng lượng, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện các công việc hàng ngày.
Sau đây là các nguyên nhân gây ra triệu chứng này:
Việc xác định phương hướng điều trị rối loạn lưỡng cực cần phải dựa trên các nguyên tắc để tránh mất thời gian và tiền bạc mà bệnh vẫn không khỏi, bao gồm:
Hiện nay có 4 cách phổ biến nhất được áp dụng trong điều trị rối loạn lưỡng cực là:
Trong các dạng bệnh lý về thần kinh, thuốc là sự lựa chọn tốt nhất để cải thiện nhiều bệnh và bệnh rối loạn lưỡng cực cũng không ngoại lệ.
Bệnh nhân sẽ phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, trung bình là 3 loại kết hợp cùng nhau để có kết quả tốt nhất. Trong giai đoạn đầu, bác sĩ điều trị sẽ cho thử kết hợp nhiều loại thuốc, sau đó sẽ tìm ra thuốc phù hợp nhất.
Những tổn thương tâm lý dẫn sẽ được tháo gỡ và cải thiện qua cảm xúc, hành vi, lời nói và phòng ngừa khởi phát các bệnh lý rối loạn tâm lý khác. Người bệnh cũng có thể áp dụng dụng trị liệu tâm lý nhóm để đem hiệu quả điều trị tốt hơn.
Phụ thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ điều trị sẽ lựa chọn sốc điện đơn cực hoặc lưỡng cực. Cần thực hiện mỗi ngày và duy trì từ 8 – 12 lần để có kết quả cao nhất.
Được chỉ định khi cơ thể người bệnh kháng thuốc, dị ứng thuốc và có hành vi, lời nói tổn hại bản thân, tổn thương những người xung quanh, dễ kích động mạnh,… Sẽ được áp dụng sốc điện trong giai đoạn này trong thời gian đầu.
Sốc điện là cách điều trị phù hợp với nhiều bệnh nhân có thể trạng kháng thuốc.
Bên cạnh các phương pháp điều trị y tế thì bản thân bệnh nhân cũng cần thay đổi tích cực về tâm lý qua việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt của mình, đặc biệt là không sử dụng chất kích thích và mất ngủ.
Người bệnh có thể tự xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng khoa học bên cạnh thói quen tập thể dục mỗi ngày để kích thích sản sinh hormone điều tiết cảm xúc và ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng mỗi đêm.
Để đạt kết quả sớm, bạn cần nhờ đến sự trợ giúp từ gia đình, bạn bè xung quanh để trò chuyện với mọi người như cùng tham gia các hoạt động xã hội,… cũng là cách để quản lý cảm xúc của bản thân và cải thiện bệnh tốt hơn.
Thông tin trong bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc về nguyên nhân rối loạn lưỡng cực ở nhiều độ tuổi để mọi người có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh này. Qua đó sẽ nắm được bản chất căn bệnh để xác định hướng điều trị phù hợp giúp bệnh nhân mau chóng lấy lại cảm xúc, tâm lý và quay trở lại cuộc sống bình thường
Kim Ngân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.