Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sau khi bé bú sữa mẹ, có thể bé sẽ nuốt không khí vào bao tử, khiến bé cảm thấy không thoải mái và có thể dẫn đến tình trạng nôn trớ. Mặc dù một số bé có thể tự ợ hơi dễ dàng nhưng có trường hợp bé không thể tự thực hiện được và cha mẹ cần phải hỗ trợ bé. Vậy không vỗ ợ hơi cho bé có sao không?
Trong giai đoạn chăm sóc trẻ sơ sinh, việc vỗ ợ hơi được coi là một phần quan trọng của quy trình nuôi dưỡng bé. Tuy nhiên, có những ý kiến cho rằng việc này không thật sự cần thiết và có thể gây ra một số tác động không mong muốn. Vậy không vỗ ợ hơi cho bé có sao không?
Trong 3 tháng đầu tiên chào đời, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện. Trong giai đoạn này, việc bé bú không đúng kỹ thuật, bú quá nhanh hoặc bú khi bé đang quấy khóc có thể làm cho không khí từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể của bé. Khi dạ dày chứa cả sữa và không khí, bé sẽ có thể gặp phải tình trạng không thoải mái, quấy khóc, ọc sữa hoặc nôn trớ,...
Để giải quyết hiện tượng trên, phương pháp hiệu quả nhất mà các bậc phụ huynh nên làm là vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh. Theo các chuyên gia, việc vỗ ợ hơi sẽ mang lại những lợi ích đáng kể như sau:
Gần đây, phương pháp vỗ ợ hơi cho bé sau khi bé được mẹ cho bú sữa đang trở nên phổ biến và được áp dụng nhiều. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại băn khoăn về việc liệu có nên áp dụng phương pháp này cho bé hay không và nếu không vỗ ợ hơi cho bé có sao không?
Mặc dù việc vỗ ợ hơi mang lại nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong 3 tháng đầu đời, tuy nhiên việc có nên áp dụng phương pháp này hay không cũng phụ thuộc vào trạng thái cụ thể của từng bé.
Nếu bé đang bú hoặc sau khi đã bú xong mà cảm thấy đầy hơi, khó chịu và quấy khóc thì có thể bé đã nuốt phải một lượng không khí đáng kể. Trong tình huống này, việc vỗ ợ hơi là cần thiết để giúp bé loại bỏ khí thừa ra khỏi dạ dày. Ngoài ra, các bé cũng thường xuyên bị nôn trớ hay ọc sữa cũng cần được vỗ ợ hơi thường xuyên hơn.
Tuy nhiên, đối với những bé bú đúng cách, với lượng sữa phù hợp và sau khi bú xong vẫn cảm thấy thoải mái mà không có các vấn đề gì khác, việc bố mẹ không vỗ ợ hơi cho con sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ sơ sinh và không cần thiết phải thực hiện.
Vì vậy, khi bé mới sinh ra, bố mẹ nên chú ý quan sát các dấu hiệu của bé để có thể nắm bắt kịp thời và lựa chọn phương pháp chăm sóc phù hợp nhất.
Bên cạnh việc giải đáp thắc mắc không vỗ ợ hơi cho bé có sao không, việc tìm hiểu các tư thế vỗ ợ hơi cho bé cũng rất quan trọng.
Để đảm bảo rằng bụng và lưng của bé được thẳng, các mẹ cần nâng đỡ đầu và cổ của bé đúng cách. Mẹ có thể xoa hoặc vỗ nhẹ lưng của bé và không cần phải dành quá nhiều thời gian để vỗ ợ hơi cho bé, chỉ vài phút là đủ. Ngoài ra, sau khi vỗ ợ hơi vài phút, mẹ có thể tiếp tục bế bé hoặc giữ bé ở tư thế cao khoảng 15 đến 20 phút và tuyệt đối không đặt bé ngay lập tức xuống.
Khi vỗ ợ hơi cho bé, bé có thể ọc ra một tí sữa từ miệng, khi gặp trường hợp này, mẹ nên chuẩn bị sẵn một miếng khăn sạch để lau sạch miệng của bé.
Dưới đây là vài tư thế ôm vỗ ợ hơi cho bé mà mẹ có thể thử từng tư thế để tìm ra tư thế phù hợp mà bé cảm thấy thoải mái nhất.
Mẹ có thể bế em bé thẳng đứng, đặt cằm của bé thoải mái lên vai mẹ. Sử dụng một tay để nâng đỡ phần đầu và cổ của bé, sau đó, mẹ nên nhẹ nhàng xoa và vỗ nhẹ vào lưng bé.
Một mẹo nhỏ mà mẹ nên lưu ý là khi vỗ lưng cho bé, mẹ có thể chụm bàn tay lại và vỗ để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài ra, khi thực hiện tư thế này, mẹ có thể ôm bé và di chuyển trong phòng để tạo cảm giác an toàn cho bé.
Mẹ sử dụng một bàn tay để nâng đỡ phần cằm và ngực của bé và sử dụng tay còn lại để nhẹ nhàng xoa hoặc vỗ lưng bé.
Mẹ có thể nâng đỡ phần cằm của bé và nên lưu ý là không nên đặt áp bất kỳ một lực nào vào phần cổ của bé. Với tay còn lại, mẹ nên sử dụng để xoa hoặc vỗ nhẹ nhàng lưng của bé.
Lời khuyên tốt nhất là mẹ nên vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh sau mỗi lần bé bú hoặc giữa các lần bú. Trong trường hợp bé cảm thấy khó chịu, quấy khóc khi đang bú, các bậc phụ huynh nên dừng việc cho bé bú lại và thực hiện động tác vỗ ợ hơi. Đối với các bé thường xuyên gặp phải các vấn đề như ọc sữa và nôn trớ, việc vỗ ợ hơi cần được thực hiện thường xuyên vào cả ban ngày và ban đêm.
Bố mẹ có thể nhận biết bé đã ợ hơi thông qua một số dấu hiệu sau:
Thời gian cần thiết để bé sơ sinh ợ hơi sẽ phụ thuộc vào lượng khí tích tụ trong dạ dày của bé. Thông thường, bé sẽ ợ hơi sau khoảng 10 – 15 phút nếu bố mẹ thực hiện đúng kỹ thuật. Nếu bé vẫn chưa thể ợ hơi, bố mẹ có thể thử thay đổi tư thế và tiếp tục vỗ lưng cho bé.
Từ khi bé đạt mốc 6 tháng tuổi trở lên, việc vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh không còn cần thiết nữa. Lúc này, dạ dày của bé đã phát triển đủ lớn, hệ tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ hơn và cơ thể bé cũng cứng cáp hơn, bé có khả năng tự ngồi và đẩy không khí ra ngoài mà không cần sự hỗ trợ của người lớn.
Việc vỗ ợ hơi cho bé là rất quan trọng nhưng không phải lúc nào cũng cần thiết. Đối với những bé không gặp phải các vấn đề tiêu hóa, việc không vỗ ợ hơi cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Tuy nhiên, bố mẹ phải luôn đặc biệt lưu ý theo dõi tình trạng của trẻ và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có bất kỳ lo ngại nào về sức khỏe của bé yêu.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan và giải đáp được thắc mắc không vỗ ợ hơi cho bé có sao không để có thể chăm sóc bé một cách tốt nhất và hiệu quả nhất.
Xem thêm: Trẻ mấy tháng nhìn được màu sắc? Dấu hiệu mù màu ở trẻ
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.