Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn đã từng bị đau hông khi thức dậy vào ngày mới? Bạn không thích cảm giác đó nhưng lại không biết nguyên nhân xuất phát từ đâu? Có thể là do cơ, hoặc do tư thế ngủ không chính xác. Vậy hãy cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này để từ đó tìm cách khắc phục nhé.
Angelie Mascarinas - bác sĩ Y khoa cho biết, đau hông khi ngủ thường bắt nguồn từ tình trạng hoặc chấn thương ở hông. Cho nên khi bạn nằm nghiêng một bên sẽ tác động lên khu vực hông gây ra cảm giác căng thẳng và khó chịu.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất của đau hông và cách giảm đau khi ngủ.
Tiến sĩ Mascarinas cho biết, nguyên nhân phổ nhất gây đau hông vào ban đêm là viêm bao hoạt dịch ở hông. Đây là một tình trạng xảy ra khi các túi nhỏ chứa đầy chất lỏng bôi trơn lớp đệm xung quanh khớp bị viêm.
Viêm bao hoạt dịch có thể gây đau hông hoặc cứng khớp, tình trạng này trở nên tồi tệ hơn khi bạn nhấn vào vùng hông và hông của bạn sẽ đỏ lên hoặc sưng tấy.
Bất cứ ai cũng có thể bị viêm bao hoạt dịch hông, đặc biệt là sau chấn thương hông. Lưu ý rằng những người lớn tuổi và những người bị viêm khớp dạng thấp hoặc các tình trạng viêm nhiễm khác dễ gặp phải tình trạng này hơn.
Biện pháp: Nghỉ ngơi và chườm đá có thể chữa khỏi trường hợp viêm bao hoạt dịch hông trong vòng vài tuần. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, bạn cũng có thể cần vật lý trị liệu hoặc tiêm corticosteroid để giảm viêm ở hông.
Các chuyển động lặp đi lặp lại trong thời gian dài (ví dụ như khi chơi thể thao hoặc làm vườn) có thể gây ra các vết rách nhỏ ở gân hông, dẫn đến viêm và đau sâu ở hông, kể cả khi bạn nằm.
Những vết rách nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến viêm gân cơ mông, nơi các mô gân hông bắt đầu bị vỡ hoặc thoái hóa gây đau hông dữ dội hơn, đặc biệt là khi bạn leo cầu thang, nằm nghiêng hoặc ngồi lâu.
Viêm gân mông có nhiều khả năng ảnh hưởng đến người trên 40 tuổi vì cơ hông của họ cứng và kém đàn hồi hơn. Tư thế ngủ xấu, viêm khớp dạng thấp và dùng thuốc kháng sinh fluoroquinolone hoặc statin cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Biện pháp: Nghỉ ngơi, chườm đá, dán cao và thuốc chống viêm không kê đơn thường có thể giúp chữa khỏi trường hợp viêm gân mông, nhưng trong một số trường hợp khác cần vật lý trị liệu, tiêm steroid hoặc phẫu thuật.
Nếu cơn đau hông vào ban đêm đi kèm với đau khi đi bộ hoặc leo cầu thang, sưng hoặc cứng khớp, có thể bạn đã bị căng cơ hông.
Những chấn thương này xảy ra khi một cơ hỗ trợ khớp hông bị kéo căng, nguyên nhân là do chơi các môn thể thao như chạy, khúc côn cầu, bóng đá hoặc võ thuật.
Biện pháp: Cũng giống như các biện pháp trên. Hoặc bạn cũng có thể dùng thuốc chống viêm không kê đơn để xoa dịu cơn đau. Nếu cơ thể bạn vẫn không bớt đau, chúng tôi khuyên bạn nên làm vật lý trị liệu, hoặc nếu trong trường hợp nghiêm trọng, cần phải phẫu thuật.
Tiến sĩ Mascarinas cho biết, viêm khớp hông có thể khiến hông của bạn bị cứng và khó chịu vào ban ngày, đồng thời gây đau hoặc nhức khi ngủ.
Viêm xương khớp hông có thể xảy ra có liên quan đến tuổi tác và chỉ có thể ảnh hưởng đến một bên hông. Người lớn tuổi hoặc thừa cân dễ bị thoái hóa khớp háng. Viêm khớp dạng thấp có nhiều khả năng xảy ra ở phụ nữ, đặc biệt là những người ở độ tuổi trung niên hoặc người hút thuốc.
Biện pháp:
Bệnh viêm xương khớp thường có thể được kiểm soát bằng thuốc chống viêm và vật lý trị liệu, trong khi viêm khớp dạng thấp cần dùng thuốc theo toa mạnh hơn như thuốc chống thoái hóa khớp hoặc thuốc sinh học để giữ cho tình trạng không trở nên tồi tệ hơn.
Các biện pháp tự nhiên để giảm đau do viêm khớp cũng có thể bổ sung cho phương pháp điều trị theo quy định của bạn.
Trọng lượng dư thừa có thể gây thêm căng thẳng cho lưng hoặc hông của bạn trong thai kỳ và khiến bạn khó tìm được tư thế ngủ thoải mái hơn.
Bạn rất dễ nhận thấy cơn đau ở hông trái, bởi vì những người mang thai thường được khuyên nên ngủ nghiêng về bên trái để tăng cường lưu lượng máu đến thai nhi đang phát triển.
Biện pháp:
Các mẹo khác để có giấc ngủ ngon hơn khi bạn mang thai bao gồm vận động vào ban ngày và nằm gối dành cho bà bầu.
Đôi khi vấn đề không nằm ở hông - mà là tư thế bạn ngủ hoặc nệm của bạn đã quá cũ.
Tổ chức Viêm khớp cho biết rất có thể một trong số đó là nguyên nhân khiến bạn đau hông dù bạn đang nằm nghỉ ngơi trên giường.
Biện pháp: Thử đổi bên hoặc nằm ngửa khi ngủ, nhưng nếu các tư thế ngủ khác cũng không khiến bạn thoải mái thì có thể đệm là nguyên nhân chính, đặc biệt nếu nó đã hơn 7 đến 10 năm tuổi hoặc có dấu hiệu bị chùng xuống rõ ràng.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo:
Tránh ngồi khoanh chân hoặc đứng bằng một chân, cả hai đều có thể làm căng hông của bạn.
Mặc dù có thể mất vài ngày hoặc vài tuần, cơn đau hông sẽ thường giảm bớt bằng các biện pháp tại nhà. Nhưng nếu điều đó không xảy ra hoặc nếu bạn thấy không thể thoải mái trong đêm thì hãy đi khám bác sĩ.
Chúng tôi khuyến nghị nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu cơn đau hông đi kèm với sốt hoặc ớn lạnh, đổi màu da hoặc khớp trông có vẻ biến dạng hoặc nếu bạn không thể chịu được trọng lượng ở hông. Đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc gãy xương, cả hai đều cần được điều trị y tế ngay lập tức.
Trên đây là những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu tổng hợp được về nguyên nhân và cách khắc phục đau hông khi ngủ. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích cho bạn đọc.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.