Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Nguyên nhân và cách phòng bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Ngày 29/08/2017
Kích thước chữ

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em do virut đường ruột gây ra có thể bùng phát thành dịch trên diện rộng và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh tay chân miệng ở

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em do virut đường ruột gây ra có thể bùng phát thành dịch trên diện rộng và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em thường bùng phát thành dịch vào mùa hè. Nếu không nắm được nguyên nhân và cách phòng tránh, bệnh sẽ biến chứng nguy hiểm thậm chí có thể gây tử vong.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Nguyên nhân và cách phòng bệnh chân tay miệng ở trẻ em 1
Virut tay chân miệng lây lan rất nhanh qua dịch tiết từ mũi, miệng, nước bọt hoặc phân

Tác nhân chính gây bệnh chân tay miệng là Enterovirus 71 và Coxsackievirus A16. Những loài virut này lây lan rất nhanh qua dịch tiết từ mũi, miệng, nước bọt hoặc phân.

Virut gây bệnh thường tấn công cơ thể qua lớp niêm mạc miệng hoặc ruột rồi đi vào thẳng hệ thống hạch bạch huyết. Ở đây virut phát triển rất nhanh gây ra những tổn thương da và niêm mạc.

Cha mẹ cần chú ý theo dõi để phát hiện sớm từng thay đổi trên cơ thể trẻ. Tay chân miệng có thể gây ra biến chứng viêm màng não vô cùng nguy hiểm. Trong vòng 6 giờ đầu tiên sau khi các biểu hiện của biến chứng xuất hiện, bé cần được đưa đi cấp cứu kịp thời.

Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ. Những phương pháp và thuốc được dùng hiện nay chỉ nhằm mục đích điều trị triệu chứng.

Nếu thấy những dấu hiệu sau đây, cha mẹ nên ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện kiểm tra:

  • Trẻ dễ giật mình, hốt hoảng
  • Run chân tay
  • Đi lại không vững, loạng choạng
  • Co giật
  • Sốt cao
  • Buồn nôn và nôi ói nhiều
Nguyên nhân và cách phòng bệnh chân tay miệng ở trẻ em 2
Sốt là triệu chứng điển hình của bệnh chân tay miệng

Phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn là chữa bệnh đặc biệt là với nhưng bệnh nguy hiểm đối với trẻ nhỏ như là chân tay miệng. Để giảm nguy cơ bé bị virut tay chân miệng tấn công, nên chú ý đảm bảo những điều sau:

Nguyên nhân và cách phòng bệnh chân tay miệng ở trẻ em 3
Vệ sinh cá nhân rất cần thiết để phòng chống tay chân miệng
  • Vệ sinh cá nhân cho bé: thường xuyên nhắc nhở trẻ rửa tay chân sạch sẽ bằng xà phòng dưới vòi nước đang chảy, đặc biệt là trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh. Nếu chăm sóc trẻ, các mẹ cần vệ sinh tay chân mình thật sạch sẽ trước và sau khi nấu ăn, sau khi làm vệ sinh cho bé.
  • Vệ sinh các dụng cụ, vật dụng mà trẻ tiếp xúc: những vật dụng như đồ chơi, dụng cụ ăn uống, chăn gối, sàn nhà… luôn luôn phải đảm bảo vệ sinh. Các mẹ có thể sử dụng dung dịch khử trùng cloramin B 5% đối vơi những đồ đạc này.
  • Cho trẻ tránh xa môi trường dịch bệnh bùng phát hoặc ko tiếp xúc gần với các trẻ nhiễm bệnh.

Khi mắc bệnh cần cách ly trẻ tại nhà cho đến khi khỏi bệnh (ít nhất 7 ngày) để tránh bệnh lây lan. Ngoài ra nên cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế vận động nhiều, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Đặc biệt nên cho trẻ bị tay chân miệng ăn thức ăn mềm, lỏng, uống nhiều nước lọc và các loại nước trái cây. Trong giai đoạn bệnh chưa lành, trẻ cần được vệ sinh thân thể và tránh làm các vết phỏng nước bị nhiễm khuẩn, không tự ý làm vỡ nước.

Linh Đan

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.