Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân và dấu hiệu của hội chứng đầu phẳng ở trẻ sơ sinh

Ngày 15/05/2022
Kích thước chữ

Hội chứng đầu phẳng ở trẻ sơ sinh là tình trạng đầu trẻ bị dẹt, phẳng hoặc méo mó so với hình dạng đầu bình thường. Đây được coi là một hội chứng khá phổ biến. Cùng xem bài viết dưới đây để hiểu thêm về hội chứng này nhé!

Cơ thể của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh còn rất mềm và mỏng manh vì còn phải trải qua nhiều giai đoạn mới có thể phát triển đầy đủ. Hộp sọ của trẻ là một trong những bộ phận cần được chăm sóc và bảo vệ. Nguyên nhân khiến đầu trẻ bị biến dạng khi sinh ra cũng có thể do trẻ chưa phát triển hoàn thiện.

Nguyên nhân khiến đầu trẻ bị biến dạng khi sinh ra cũng có thể do trẻ chưa phát triển hoàn thiện Nguyên nhân khiến đầu trẻ bị biến dạng do trẻ chưa phát triển hoàn thiện

Hội chứng đầu phẳng ở trẻ sơ sinh là gì?

Trẻ sơ sinh bị hội chứng đầu phẳng khi phía sau hoặc hai bên đầu của trẻ có dạng phẳng. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, hội chứng này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự sắp xếp của tai, hàm và mắt.

Điều đáng mừng là hội chứng này thường biến mất khi trẻ được 4 tháng tuổi, khi trẻ có thể tự lật được. Bạn có thể yên tâm vì không có dấu hiệu nào cho thấy hội chứng đầu phẳng sẽ gây ra bất kỳ vấn đề gì đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng đầu phẳng?

Nhiều bậc cha mẹ có xu hướng đổ lỗi và trách móc bản thân khi sinh ra đứa trẻ mắc hội chứng đầu phẳng, tuy nhiên trường hợp này không phải vậy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầu phát triển không bình thường ở trẻ sơ sinh, bao gồm:

Trẻ sinh non

Hộp sọ của trẻ sơ sinh bình thường rất mềm, còn của trẻ bị sinh non thì mềm hơn do trẻ chưa phát triển hoàn thiện như trẻ sinh đủ tháng. Một lý do khác mà điều này thường xảy ra ở trẻ sinh non là trẻ nằm nghiêng khi nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh.

Mẹ sinh nhiều con một lúc

Việc có nhiều thai nhi cùng sinh trưởng trong một bào thai khiến không gian phát triển của trẻ bị hạn chế, dễ dẫn đến hội chứng đầu phẳng. Các chuyên gia y tế quan sát và nhận thấy rằng điều này thường xảy ra ở các trường hợp sinh đôi, sinh ba.

Tình trạng tử cung của người mẹ

Tử cung của mẹ nhỏ hơn và thai nhi không có nhiều chỗ để phát triển và di chuyển cũng có thể gây ra hội chứng đầu phẳng ở trẻ sơ sinh.

Để em bé nằm ngửa khi ngủ

Nhiều bà mẹ đặt con nằm ngửa khi ngủ để ngăn ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, việc đặt trẻ nằm ngửa rất dễ khiến trẻ bị hội chứng đầu phẳng.

Việc cha mẹ đặt trẻ nằm ngửa rất dễ khiến trẻ bị hội chứng đầu phẳng Việc cha mẹ đặt trẻ nằm ngửa rất dễ khiến trẻ bị hội chứng đầu phẳng

Những đồ dùng cho trẻ

Ghế an toàn cho trẻ sơ sinh, đai địu trẻ, ghế ngồi trên ô tô dành cho trẻ đều là những vật dụng yêu cầu đầu của trẻ dựa vào hoặc ấn vào bề mặt. Điều này khiến trẻ có nguy cơ mắc hội chứng đầu phẳng.

Đây là những vật dụng rất tiện lợi cho mẹ và an toàn cho bé. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc hội chứng đầu phẳng cao hơn nếu chúng ngủ trong những vật dụng này trong thời gian dài.

Chứng vẹo cổ

Chứng vẹo cổ là một tình trạng ảnh hưởng đến các cơ ở cổ, khiến đầu bị nghiêng hoặc gục xuống. Với tình trạng này, một trong những cơ cổ ngắn hơn bị co bóp chặt, khiến trẻ phải giữ cổ ở một vị trí nhất định.

Giống như đặt trẻ nằm ngửa, tật vẹo cổ có liên quan mật thiết đến hội chứng đầu phẳng. Người ta quan sát thấy rằng có đến 85% trẻ sơ sinh mắc hội chứng đầu phẳng có thêm tật vẹo cổ.

Các dấu hiệu của hội chứng đầu phẳng ở trẻ sơ sinh

Các dấu hiệu của hội chứng đầu phẳng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Các biểu hiện của tình trạng này có thể kể đến như sau:

  • Bề mặt phẳng xuất hiện ở phía trước, hai bên hoặc phía sau đầu của trẻ sơ sinh.
  • Một mảng hói xuất hiện trên khu vực bị ảnh hưởng ở đầu của trẻ.
  • Hình dạng của đầu có thể không cân đối hoặc nghiêng sang một bên.
  • Nếu nhìn kỹ sẽ thấy hai tai không đều nhau, một bên tai cao hơn hoặc nhô ra hơn bên kia.

Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, đầu của em bé có thể không phát triển đúng cách. Có thể có các nếp gấp hoặc tĩnh mạch cứng trên hộp sọ, hoặc thậm chí có những điểm mềm trên đầu của em bé. Các đặc điểm trên khuôn mặt có thể không đồng đều hoặc có thể có các khuyết điểm khác.

Các dấu hiệu của hội chứng đầu phẳng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng Các dấu hiệu của hội chứng đầu phẳng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng

Làm thế nào để ngăn ngừa hội chứng đầu phẳng ở trẻ sơ sinh?

Hội chứng đầu phẳng là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Cách phòng tránh hội chứng đầu phẳng là cha mẹ nên thường xuyên thay đổi tư thế ngủ cho trẻ. Cha mẹ nên luân phiên quay đầu con mình về phía chân hoặc đầu giường mỗi ngày. Điều này khuyến khích trẻ nằm nghiêng để nhìn vào phòng.

Mỗi ngày bố mẹ cho trẻ nằm sấp 3 lần, mỗi lần 10 đến 15 phút, tránh khi trẻ đang ngủ. Điều chỉnh có thể giúp trẻ sơ sinh phát triển nhanh hơn, tăng cường cơ cổ và học cách chống đẩy tốt hơn.

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp cha mẹ có thêm kiến thức về hội chứng đầu phẳng ở trẻ sơ sinh. Cho đến nay, hầu hết các bác sĩ đều tin rằng không có mối liên hệ nào giữa hội chứng đầu phẳng và tổn thương não. Hội chứng đầu phẳng ở trẻ sơ sinh không quá đáng sợ nếu cha mẹ có kiến ​​thức chăm sóc trẻ đúng cách.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Trẻ sơ sinh