Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đối với người mới lần đầu làm cha mẹ, việc "đọc vị" những hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh là một điều khá khó khăn. Bài viết sau đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về những hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh để giúp bố mẹ an tâm hơn trong quá trình chăm sóc bé.
Những hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh được phát hiện trong quá trình chăm sóc con yêu những ngày đầu chào đời. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bé đang gặp vấn đề. Nhưng cũng có thể là một hiện tượng sinh lý bình thường do trẻ đang dần hoàn thiện các chức năng trong cơ thể. Vì thế, việc nắm bắt thông tin về những hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh sẽ giúp bố mẹ an tâm hơn. Sau đây là những hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ cần lưu tâm.
Nghẹt mũi sinh lý là một trong những hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Hiện tượng này xảy ra khi mũi bị tịt do dịch nhầy ứ đọng. Nguyên nhân gây nên là do lỗ mũi của trẻ còn nhỏ nên chỉ cần một chút vảy mủi hay dịch mũi đọng lại cũng sẽ cản trở sự lưu thông đường thở, dẫn đến hiện tượng khó thở. Biểu hiện của tình trạng nghẹt mũi sinh lý là tiếng thở khò khè.
Tình trạng nghẹt mũi sinh lý ở trẻ sơ sinh thường xảy ra trong điều kiện thời tiết hanh khô. Ví dụ như vào mùa đông trẻ không được giữ ấm đúng cách. Hay vào mùa hè, nhiều gia đình sử dụng điều hòa làm giảm độ ẩm không khí trong nhà gây khô hanh.
Nghẹt mũi sinh lý không gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của trẻ. Trẻ vẫn có thể tăng trưởng bình thường với mức tiêu chuẩn như những đứa trẻ khác. Ngoài ra, trẻ cũng không có các biểu hiện kèm theo như sổ mũi, sốt, ho.
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là do cơ hoành bị kích thích không liên tục, đồng thời nắp âm thanh bị đóng lại một cách đột ngột. Đây là một trong những hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh như:
Để giúp bé không cảm thấy khó chịu vì nấc cụt, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Nôn là hiện tượng các chất trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua miệng. Tình trạng này là do sự co bóp của dạ dày kết hợp với sự co thát của các cơ thành bụng.
Còn trớ là sự di chuyển của các chất trào ngược từ dạ dày qua hầu họng lên miệng, hoặc cũng có thể qua miệng ra ngoài một lượng ít. Đây là co sự co bóp đơn thuần của dạ dày. Hiện tượng này rất hay gặp ở trẻ sơ sinh.
Khi trẻ bị nôn trớ, bố mẹ phải quay nghiêng đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc chất nôn. Sau đó, bố mẹ có thể hút hoặc dùng khăn gạc sạch thấm hết chất nôn trong miệng và họng của trẻ. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên vỗ nhẹ hai bên lưng để giúp trẻ ho nốt chất nôn còn lại trong họng. Khi hết cơn nôn, có thể cho trẻ uống nước ấm, hoặc ORS ấm hay cho bú mẹ, bú bình từ từ.
Trẻ sơ sinh rất dễ bị nôn trớ bởi vì dạ dày của trẻ còn nằm ngang và cơ tâm vị lại đóng chưa chặt như người trưởng thành. Tuy nhiên, nôn trớ ở trẻ sơ sinh được chia thành 2 loại:
Trên đây là một số hiện tượng tiêu biểu trong số những hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Hầu hết các trẻ sơ sinh đều gặp 3 hiện tượng này. Mặc dù những hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh này không gây nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ quá nhiều nhưng bố mẹ cũng cần có biện pháp giải quyết để giúp bé thoát khỏi cảm giác khó chịu.
Ngọc Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...