Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dậy thì là quá trình thay đổi toàn diện về thể chất, sinh lý và tinh thần. Bé trai dậy thì sớm sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe và tâm lý.
Dậy thì sớm ở bé trai gây ra hàng loạt vấn đề về sức khỏe, giới tính và đời sống tâm lý của trẻ. Cha mẹ cần tìm hiểu cơ chế dậy thì và yếu tố khiến dậy thì xuất hiện sớm để có biện pháp ngăn ngừa và điều trị phù hợp.
Dậy thì sớm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bé.
Quá trình dậy thì được đánh dấu bằng một quá trình biến đổi phức tạp gọi là “điều chỉnh trục vùng dưới đồi - tuyến yên - tuyến sinh dục” (HPG). Quá trình này bao gồm:
Độ tuổi dậy thì ở bé trai là từ 9 - 14 tuổi. Bé trai dậy thì sớm khi giai đoạn dậy thì bắt đầu trước 9 tuổi. Dậy thì sớm được chia ra làm hai loại: trung ương và ngoại vi.
Dậy thì sớm trung ương bắt nguồn từ nguyên nhân nồng độ hormone tăng trưởng Gn-RH tăng cao. Trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến sinh dục hoạt động quá mức có thể do một số bệnh lý như: khối u trong não, viêm não, viêm màng não, não úng thủy, khối u trong tủy sống, suy giáp, hội chứng McCune-Albright… và các vấn đề di truyền khác.
U não có thể là nguyên nhân gây dậy thì sớm.
Dậy thì sớm trung ương có thể là thể hoàn toàn hoặc một phần với chỉ một số đặc tính phát triển giới tính xuất hiện như: tinh hoàn phát triển đơn độc, tuyến vú tăng trưởng đơn độc hay lông mu mọc sớm đơn độc.
Dậy thì sớm ngoại vi hiếm gặp hơn so với dậy thì sớm trung ương. Nguyên nhân không phải do Gn-RH, mà là do nồng độ hormone steroid sinh dục tăng cao do bệnh lý tuyến thượng thận hoặc do hấp thụ hormone ngoại sinh quá mức. Bé trai dậy thì sớm ngoại vi có thể do bệnh lý bên trong cơ thể như: khối u ở tuyến thượng thận, tuyến yên, khối u trong các tế bào sản xuất tinh trùng (tế bào mầm), tế bào sản xuất testosterone (tế bào Leydig), hội chứng McCune-Albright hoặc do hấp thụ quá nhiều testosterone từ nguồn bên ngoài như kem hay thực phẩm chức năng.
Một rối loạn hiếm gặp tên là gonadotropin do gen bị khiếm khuyết có thể khởi nguồn cho việc sản xuất ban đầu của hormone testosterone ở bé trai từ 1 - 4 tuổi. Ngoài ra, gen KiSS - 1 (hay còn được gọi là gen GPR54) tổng hợp hormone kisspeptin - là một trong những những yếu tố dẫn đến sản sinh LH - RH khởi phát quá trình dậy thì.
Dậy thì sớm cũng có thể xuất phát từ các yếu tố có nguồn gốc ngoại vi như các steroid sinh dục, leptin, ghrelin, IGF-1 và insulin. Trong đó, leptin được xác định có vai trò quan trọng trong việc khởi phát dậy thì và ghi nhận sự thiếu hụt leptin ở những người dậy thì muộn.
Dậy thì sớm ở bé trai có những tác động tiêu cực đối với sức khỏe và cuộc sống:
Dậy thì sớm kiềm hãm tiềm năng phát triển chiều cao ở bé.
Nếu nhận thấy những dấu hiệu dậy thì và nghi ngờ trẻ dậy thì sớm, hãy cho bé đi khám chuyên khoa nội tiết dành cho trẻ em. Tùy theo nguyên nhân gây dậy thì sớm, cách chữa trị cũng khác nhau.
Có hai hướng điều trị:
Tùy thuộc nguyên nhân mà chọn cách điều trị dậy thì sớm phù hợp.
Để ngăn chặn dậy thì sớm, cần đảm bảo cho bé một chế độ dinh dưỡng hợp lý: hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, không tẩm bổ quá mức, không cho ăn quá nhiều chất béo, đồ ngọt… Ngoài ra, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia tích cực vào những hoạt động thể chất, thể dục - thể thao.
Uyên
Nguồn tham khảo: Báo Sức khỏe & Đời sống
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.