Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tuổi dậy thì thường bắt đầu vào lúc 10 tuổi và kết thúc khi trẻ được 18 tuổi. Căn cứ theo đó nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu dậy thì ( nam trước 10 tuổi, nữ trước 9 tuổi) thì được coi là dậy thì sớm.
Tuổi dậy thì rất quan trọng trong quá trình phát triển thể chất và tâm sinh lý của trẻ. Nhưng hiện nay ngày càng có nhiều trường hợp trẻ bị dậy thì sớm khiến nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng. Vậy dậy thì sớm là gì, nó có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Giai đoạn dậy thì là khi các hormone định hình giới tính và tình dục trong cơ thể trẻ bắt đầu thúc đẩy quá trình hoàn thiện những chức năng sinh sản của cơ thể, đối với nữ là estrogen còn với nam là testosterone. Thông thường tuổi dậy thì đúng chuẩn của trẻ trong khoảng từ 10-18 tuổi, trước thời gian này được gọi là dậy thì sớm và sau thời gian này gọi là dậy thì muộn.
Hiện nay tình trạng dậy thì sớm xuất hiện rất nhiều ở các bé trai và bé gái, có trẻ dậy thì sớm khi mới 5 tuổi khiến nhiều phụ huynh rất lo lắng. Vậy dậy thì sớm là gì? Đó là trẻ có những biểu hiện của tuổi dậy thì như bộ phận sinh dục phát triển, tâm sinh lý thay đổi và có khuynh hướng tò mò những chuyện của người lớn.
Dậy thì sớm là tình trạng bé trai chưa đủ 10 tuổi hoặc bé gái chưa đủ 9 tuổi nhưng lại có những sự phát triển trước thời hạn. Tuy nhiên tuổi dậy thì của từng trẻ còn bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như di truyền, tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống dinh dưỡng.
Với thời đại phát triển vượt bậc như ngày nay, tình trạng trẻ bị dậy thì sớm càng ngày tăng cao, đơn cử như Bệnh viện nhi đồng đã tiếp nhận hơn 1000 trẻ dậy thì sớm trong những tháng cuối năm 2019, đầu năm 2020. Đặc biệt là đối với các bé gái thường xuất hiện tình trạng dậy thì sớm nhiều hơn, với những biểu hiện như ngực phát triển nhanh và xuất hiện kinh nguyệt sớm.
Để tránh được những hệ lụy nguy hiểm của việc dậy thì sớm đối với thể chất và tâm sinh lý của trẻ thì các bậc cha mẹ nên tìm hiểu về những nguyên nhân gây ra việc dậy thì sớm, từ đó có những chuẩn bị phù hợp để giúp con có sự phát triển khỏe mạnh bình thường như những bạn cùng trang lứa.
Ăn những thức ăn chứa nhiều chất kích ứng hormone giới tính
Nội tạng, phần thịt ở cổ của động vật: thịt động vật cung cấp nhiều chất đạm tốt cho trẻ nhưng mẹ nên tránh cho con ăn thịt cổ gà, gan heo, huyết...vì khiến trẻ dễ bị béo phì, gan nhiễm mỡ và dậy thì sớm.
Ăn uống quá nhiều chất dinh dưỡng dư thừa
Thực phẩm được xem là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tự nhiên tốt nhất cho cơ thể của bé, nhưng nếu không sử dụng đúng cách thì chúng cũng mang lại nhiều tác dụng phụ. Theo 1 số thống kê cho thấy trẻ béo phì dễ bị dậy thì sớm, rối loạn mỡ máu và còn làm tăng estrogen và testosterone (hormone gây dậy thì sớm ở nữ và nam).
Vì sợ con bị gầy yếu nên một số mẹ ép con ăn nhiều nhưng không kết hợp vận động đúng cách, lâu ngày khiến trẻ tăng phát triển bất thường 1 số bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là ngực ở bé gái. Ngoài ra việc sử dụng trái cây trái mùa, có chứa chất tăng trưởng cũng khiến trẻ bị dậy thì sớm.
Uống thuốc bổ quá liều: một số trẻ biếng ăn nên mẹ thường dùng những loại thuốc bổ sung dinh dưỡng, nhưng nếu sử dụng quá liều sẽ làm kích thích các hormone khiến trẻ dậy thì sớm. Các mẹ cũng nên thận trọng với các loại sữa có hormone tăng trưởng tồn đọng vì chúng cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến trẻ bị dậy thì sớm.
Những kim loại nặng trong nước sẽ tích tụ trong cơ thể trẻ khiến trẻ bị rối loạn nội tiết trong cơ thể, từ đó dẫn đến việc phát triển không bình thường, đôi khi phát triển sớm. Và nếu trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, lượng không khí độc hại nhiều thì cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển.
Dậy thì sớm ngoài những nguyên nhân khách quan trên thì nó đôi khi cũng là biểu hiện của những chứng bệnh nguy hiểm như hội chứng suy giáp, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh hoặc tác dụng phụ của thuốc trong việc điều trị những chứng bệnh của trẻ trong quá khứ. Vì vậy khi thấy trẻ có những biểu hiện của việc dậy thì sớm thì mẹ cũng nên đưa trẻ đến bác sĩ để làm những xét nghiệm liên quan.
Trúc
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...