Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nhai kẹo cao su hằng ngày có tốt không? Lợi và hại thế nào?

Ngày 29/08/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bạn thích nhai kẹo cao su nhưng lo ngại nhai kẹo cao su hằng ngày có tốt không? Thường xuyên nhai kẹo cao su mỗi ngày có hại không? Cùng xem việc nhai kẹo cao su mỗi ngày lợi hay hại nhé!

Nhiều người có thói quen nhai kẹo cao su mỗi ngày để hơi thở thơm mát và giải tỏa căng thẳng. Nhai kẹo cao su cũng có thể mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng không phải kẹo cao su nào cũng tốt và ai cũng có thể nhai kẹo cao su hằng ngày. Nhai kẹo cao su lợi và hại trong những trường hợp nào? Sử dụng kẹo cao su mỗi ngày sao cho tốt nhất? Bạn xem thông tin giải đáp nhé!

Nhai kẹo cao su hằng ngày có tốt không?

Kẹo cao su mềm dai, chỉ nhai mà không nuốt nên mang tới cảm giác thích thú khi ăn. Một số loại kẹo cao su còn có thể thổi bong bóng để bạn thư giãn. Vị của kẹo ngọt ngào, có hương thơm tươi mát của bạc hà hoặc trái cây. Chưa bàn đến lợi ích sức khỏe của kẹo cao su, việc nhai những viên kẹo thơm ngon này cũng giúp bạn thấy thoải mái, tỉnh táo và hơi thở thơm mát hơn.

Kẹo cao su có nhiều loại như: Không đường, có đường, kẹo tẩm thuốc hoặc kẹo cao su chức năng. Thường xuyên nhai kẹo cao su tốt hay không còn phụ thuộc vào loại kẹo mà bạn ăn. Với kẹo cao su tẩm thuốc, bạn cần sử dụng theo ý kiến của bác sĩ. Các loại kẹo cao su còn lại có thể dùng theo sở thích. Nếu là kẹo cao su không đường, nhai kẹo mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe.

Nhai kẹo cao su hằng ngày có tốt không Nhai kẹo cao su hằng ngày có tốt không?

Ngừa sâu răng hiệu quả

Singum không đường có chất tạo ngọt là rượu đường Xylitol chiết xuất từ thực vật. Với Xylitol vi khuẩn trong khoang miệng chỉ có thể ăn mà không thể hấp thụ dẫn đến chết đói. Khi nhai singum, nước bọt tiết ra cũng góp phần làm sạch vi khuẩn, rửa trôi axit để ngăn ngừa sâu răng và các bệnh về răng miệng. Bạn không còn hoài nghi nhai kẹo cao su có tốt cho răng không nhé!

Giảm nhiễm trùng tai giữa

Một trong những nguyên nhân gây viêm tai giữa là vi khuẩn từ miệng di chuyển và xâm nhập vào tai. Nhai kẹo gum không đường có thể tiêu diệt tới 75% lượng vi khuẩn xấu, làm giảm nguy cơ viêm tai giữa. Công dụng này đã được chứng minh bởi một nghiên cứu khoa học trên 2.000 trẻ khỏe mạnh ở Phần Lan. Nguy cơ viêm tai giữa giảm 25% nếu sử dụng sản phẩm có chứa Xylitol.

Những lợi ích khác khi nhai kẹo gum

Nhai kẹo cao su hằng ngày có tốt không? Đây là một số công dụng khác của việc nhai kẹo cao su không đường mỗi ngày:

  • Kích thích tiết nước bọt nhiều hơn 10 lần so với bình thường. Điều này cấp ẩm cho khoang miệng, tăng cường sức khỏe của nướu.
  • Nước bọt tiết ra khi nhai kẹo có tác dụng trung hòa dịch axit trong dạ dày. Nó giúp cải thiện tiêu hóa và giảm chứng ợ nóng dạ dày.
  • Kẹo gum không đường không chứa vitamin và khoáng chất, lượng calo cực kỳ thấp. Nhai kẹo mỗi ngày hỗ trợ kiểm soát cân nặng.
  • Quá trình nhai kẹo kích thích tiết ra cortisol - một loại hormone chống lại lo âu, sợ hãi. Từ đó giúp tinh thần sảng khoái, giảm căng thẳng.

Theo các nhà khoa học, kẹo gum Xylitol có thể ăn hàng ngày không quá 24 viên. Thường thì mọi người chỉ nhai 5 - 10 viên mỗi ngày. Với liều lượng này thì bạn hoàn toàn yên tâm là kẹo gum Xylitol không gây hại tới sức khỏe.

Nhai kẹo cao su hằng ngày giúp kích thích tiết nước bọt, tạo độ ẩm cho khoang miệng Nhai kẹo cao su tạo ngọt bằng Xylitol rất tốt cho sức khỏe

Nhai kẹo cao su chứa đường hằng ngày có tác hại gì?

Lợi ích của việc thường xuyên nhai kẹo cao su mỗi ngày chỉ đúng với kẹo không đường. Đổi lại là kẹo cao su chứa đường sẽ gây ra nhiều tác hại.

Gia tăng bệnh về răng miệng

Đường là yếu tố hàng đầu gây sâu răng. Vi khuẩn trong khoang miệng dễ dàng hấp thụ, chuyển hóa đường để sản sinh và gây hại cho răng miệng. Chúng có thể làm suy yếu chân răng, nhiễm trùng nướu, sâu răng, viêm lợi. Lượng vi khuẩn xấu cũng khiến răng miệng có mùi hôi khó chịu. Nhai kẹo cao su hằng ngày có tốt không, câu trả lời chắc chắn là không nếu bạn dùng kẹo có đường.

Rối loạn tiêu hóa, chán ăn

Ăn nhiều kẹo cao su có đường dẫn tới hội chứng kích thích ruột. Các chất ngọt mannitol và sorbitol gây kích ứng niêm mạc ruột dẫn tới đau bụng, tiêu chảy. Tình trạng đầy hơi cũng khiến bạn chán ăn, bỏ ăn. Tác hại này dễ gặp ở người có đường ruột yếu hoặc tiền sử bị rối loạn tiêu hóa. Trẻ dưới 6 tuổi cũng là đối tượng có nguy cơ cao bị đau bụng, tiêu chảy khi ăn kẹo gum có đường.

Không tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Ăn kẹo cao su có đường dễ làm tăng đột ngột lượng insulin trong máu dẫn tới tiểu đường. Đường trong kẹo singum cũng tích tụ ở gan, lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới tuyến tụy và ức chế khả năng sản xuất insulin. Điều này mang tới mối nguy biến chứng hạ đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường hoặc có nguy cơ tiểu đường không nên ăn singum có đường.

nhai kẹo cao su chứa đường hằng ngày có tốt không Không nên nhai kẹo cao su có đường mỗi ngày để tránh gây hại sức khỏe

Hướng dẫn nhai kẹo cao su đúng cách mỗi ngày

Bạn có biết ăn kẹo cao su như thế nào, nên nhai kẹo cao su bao lâu để không gây hại răng miệng và sức khỏe? Đây là cách ăn kẹo cao su chuẩn nhất:

  • Không dùng kẹo cao su cho trẻ dưới 6 tuổi dù là có đường hay không đường. Kẹo cao su chỉ để nhai, trẻ nhỏ tuổi dễ nuốt gây tắc ruột.
  • Nếu dùng kẹo singum có đường, bạn chỉ nên nhai 2 - 3 viên mỗi ngày. Kẹo singum không đường dùng không quá 24 viên mỗi ngày.
  • Nhai kẹo cao su trong bao lâu? Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên nhai kẹo liên tục trong 10 phút. Nhai quá lâu dễ bị sái hàm, nhức đầu.
  • Không ăn kẹo cao su khi đói vì dễ gặp hiện tượng kích thích ruột, rối loạn tiêu hóa. Nên để sau ăn bữa chính 20 phút thì nhai kẹo cao su.

Với những thông tin trên, bạn đã biết nhai kẹo cao su hằng ngày có tốt không. Bạn nên sử dụng kẹo gum không đường thay vì kẹo cao su có đường. Chất tạo ngọt Xylitol vẫn ngon ngọt như đường nên bạn yên tâm về hương vị nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Gum

Các bài viết liên quan