Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nhận biết dấu hiệu nhồi máu cơ tim và cách xử trí

Ngày 08/10/2022
Kích thước chữ

Nhồi máu cơ tim là một bệnh cấp cứu về tim mạch khá phổ biến và dẫn đến tình trạng tử vong hàng đầu hiện nay. Vì vậy, mọi người không thể chủ quan được, trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu về bệnh và các dấu hiệu nhồi máu cơ tim để có thể đi khám và theo dõi kịp thời.

Ở Việt Nam, mỗi năm có tới hàng trăm nghìn bệnh nhân nhập viện vì nhồi máu cơ tim tại các bệnh viện. Dù nhồi máu cơ tim là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu chúng ta biết được các dấu hiệu nhồi máu cơ tim và đến bệnh viện sớm, chúng ta có thể tự cứu sống chính mình. Hàng năm, tại nước ta cũng có hàng nghìn bệnh nhân đã được cứu sống nhờ đến bệnh viện sớm.

Nhồi máu cơ tim là gì?

Nhồi máu cơ tim là việc một cục huyết khối gây tắc nghẽn động mạch vành một cách đột ngột. Khi bị bệnh này, mạch vành sẽ rơi vào tình trạng tắc nghẽn cực kỳ nghiêm trọng và dẫn đến hiện tượng cơ tim không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết và bị hoại tử. 

Có thể nói, nhồi máu cơ tim là vấn đề về tim mạch cực kỳ nguy hiểm, bệnh nhân cần được phát hiện và cấp cứu sớm. Nếu bỏ lỡ “thời gian vàng” thì cơ tim có nguy cơ bị tổn thương nặng nề và rất khó phục hồi như ban đầu. Để kịp thời phát hiện bệnh, mọi người nên chủ động tìm hiểu về các dấu hiệu nhồi máu cơ tim thường gặp.

Nhận biết dấu hiệu nhồi máu cơ tim và cách xử trí Nhồi máu cơ tim là một bệnh lý nguy hiểm.

Các bác sĩ cho biết rằng tình trạng xơ vữa động mạch là nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh này. Về lâu dài, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng, có thể kể tới như: Hoại tử cơ tim, suy tim, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng bất cứ lúc nào. 

Trong đó, những thói quen sinh hoạt kém lành mạnh cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ xảy ra xơ vữa động mạch. Nếu bạn có thói quen hút thuốc lá, thường xuyên căng thẳng thì nên cẩn trọng. Bên cạnh đó, bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh viêm phổi cấp và mạn tính cũng có nguy cơ bị xơ vữa động mạch tương đối cao.

Nhận biết dấu hiệu nhồi máu cơ tim

Trên thực tế, chúng ta thường khá chủ quan trước các triệu chứng nhồi máu cơ tim và nhầm lẫn chúng với các bệnh lý khác. Nhiều trường hợp bệnh nhân vì không nhận biết dấu hiệu nhồi máu cơ tim mà bỏ lỡ thời điểm vàng, tới lúc phát hiện thì không thể phục hồi sức khỏe như trước. Tốt nhất mọi người nên theo dõi các dấu hiệu bất thường, tiến hành kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt. Thực tế, có người chỉ cảm thấy đau ngực trái rất nhẹ hoặc thấy khó chịu dưới xương ức thoảng qua. 

Một trong những dấu hiệu nhồi máu cơ tim thường thấy nhất là đau tức ngực, đây là tín hiệu cho thấy bạn có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Trước khi đau ngực, người bệnh thường cảm thấy ớn lạnh, tuy nhiên họ không quá chú ý và chỉ nghĩ rằng triệu chứng này là cảm lạnh thông thường. 

Các dấu hiệu nhồi máu cơ tim Dấu hiệu nhồi máu cơ tim

Cơn đau ngực thường xuất hiện ở khu vực nằm giữa xương ức. Cơn đau này kéo dài trong vòng vài phút, cũng có thể xuất hiện rồi mất đi. Sau đó, cơn đau sẽ lan tới nhiều cơ quan trên cơ thể, ví dụ như sau lưng, thượng vị và lan tới cả cổ và cằm… Tuy nhiên, thực tế lại có người chỉ đau ngực trái rất nhẹ hoặc thấy khó chịu dưới xương ức, các dấu hiệu này có thể thoảng qua rồi trở lại bình thường.

Đa phần bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim đều cảm thấy mệt mỏi và khó thở hơn so với bình thường, có thể kèm theo tình trạng toát mồ hôi. Bên cạnh đó, dấu hiệu buồn nôn, chóng mặt hoặc đau nhức đầu cũng xảy ra thường xuyên, để không nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám và theo dõi. 

Đối tượng có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cấp

Nhồi máu cơ tim cấp có khả năng xuất hiện ở các đối tượng sau:

  • Người cao tuổi, nam trên 50 tuổi hoặc nữ sau mãn kinh.
  • Người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mạn.
  • Rối loạn mỡ máu di truyền.
  • Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá.
  • Trong gia đình có người thân như cha, mẹ, anh chị em ruột bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ não sớm đối với nam trước 55 tuổi và nữ trước 65 tuổi.
  • Có bệnh lý miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, vảy nến, Lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì…
  • Dùng chất kích thích: Cocaine, amphetamine làm co thắt động mạch vành.

Xử trí bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Sau khi đã tìm hiểu về các dấu hiệu nhồi máu cơ tim, vậy khi phát hiện triệu chứng nhồi máu cơ tim, bản thân bệnh nhân nên xử lí như thế nào?

Trên thực tế, nếu biết cách sơ cứu đúng cách, chúng ta sẽ kiểm soát phần nào tình trạng nhồi máu cơ tim và bảo toàn tính mạng cho mình. Trước tiên, chúng ta cần dừng ngay tất cả hoạt động và nằm nghỉ ngơi, có thể duy trì tư thế nửa nằm nửa ngồi có chỗ tựa lưng hoặc tựa đầu một cách thoải mái. Đặc biệt, trong thời điểm này, người bệnh cần giữ được tinh thần bình tĩnh, tránh tâm lý căng thẳng và lo lắng.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên người bệnh nên hít thở sâu và chậm, đồng thời mặc trang phục thoải mái nhất có thể. Thông thường, khi đợi các nhân viên y tế đến để cấp cứu, người bệnh có thể dùng thuốc nitroglycerin đặt bên dưới lưỡi để giúp kiểm soát tình hình sức khỏe. Đây là bí quyết giúp mọi người sơ cấp cứu khẩn cấp khi phát hiện nhồi máu cơ tim.

Cách xử trí khi nhận thấy các dấu hiệu nhồi máu cơ tim Chủ động thực hiện hô hấp nhân tạo khi bệnh nhân ngất.

Trong trường hợp người bệnh đã ngất đi, mọi người xung quanh nên chủ động thực hiện hô hấp nhân tạo để tăng tỷ lệ sống sót cho họ. Nếu chần chừ, bỏ lỡ thời điểm vàng thì tính mạng của bệnh nhân sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

>>> Có thể bạn chưa biết: Tunadimet 75mg - Được sử dụng trong dự phòng bậc hai làm giảm nguy cơ tai biến tim mạch sau nhồi máu cơ tim, đột quỵ!

Mong rằng qua bài viết này, mọi người đã có thêm kiến thức về bệnh cũng như các dấu hiệu nhồi máu cơ tim. Mọi người nên tự trang bị kiến thức về cách xử lý khi phát hiện nhồi máu cơ tim để có thể bảo vệ chính mình và người thân trong gia đình.

Phương Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin