Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mang thai là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của người phụ nữ. Nếu chẳng may gặp phải tình trạng sức khỏe bất thường nào thì nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi là rất cao. Một trong những vấn đề đe dọa sức khỏe của cả mẹ lẫn bé chính là nhiễm Toxoplasma khi mang thai.
Ký sinh trùng Toxoplasma có thể lây từ mẹ sang con thông qua nhau thai. Cơ thể em bé trong thai kỳ vẫn chưa được hoàn thiện nên Toxoplasma có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, làm tổn thương hệ miễn dịch và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Toxoplasma có tên đầy đủ là Toxoplasma Gondii, đây là một loại ký sinh trùng đơn bào thường tìm thấy ở mèo, các động vật có máu nóng như chim hay những loài động vật có vú. Trong các loài động vật này, mèo là vật chủ mang mầm bệnh thường gặp nhất. Toxoplasma thường ký sinh trong ruột mèo và phát tán ra môi trường xung quanh khi mèo đi ngoài. Do đó, nếu bạn chơi đùa với mèo hoặc dọn phân cho mèo mà không vệ sinh tay sạch sẽ thì nguy cơ Toxoplasma xâm nhập vào cơ thể sẽ rất cao.
Ngoài ra, ký sinh trùng Toxoplasma cũng có thể gây bệnh cho người thông qua đường tiêu hóa nếu bạn ăn những món ăn chưa được nấu chín, rau củ quả không được gọt vỏ hoặc chưa được rửa sạch.
Theo thống kê cho thấy khoảng ⅓ dân số đã ít nhất 1 lần nhiễm phải loại ký sinh trùng này. Trong điều kiện sức khỏe bình thường, Toxoplasma không gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên với đối tượng phụ nữ mang thai, phơi nhiễm Toxoplasma Gondii có thể dẫn đến nhiều tình trạng nguy hiểm như sảy thai, thai lưu, trẻ bị não úng thủy, động kinh,... đặc biệt khi mẹ bị nhiễm ký sinh trùng vào tam cá nguyệt thứ nhất.
Mèo là vật chủ mang mầm bệnh thường gặp nhất
Sau 1-2 tuần kể từ khi toxoplasma đi vào cơ thể vật chủ, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng tương tự như tăng bạch cầu đơn nhân hay bệnh cảm cúm như đau nhức người, nóng sốt, đau đầu, đau họng, sưng hạch bạch huyết,... Với người bình thường khỏe mạnh có hàng rào miễn dịch bảo vệ thì các triệu chứng này sẽ biểu hiện nhẹ hoặc đôi khi là không có triệu chứng. Phần lớn các dấu hiệu bệnh sẽ giảm dần và hoàn toàn biến mất sau 6 tuần.
Tuy nhiên ở người có sức đề kháng kém hoặc đang mang thai thì tình trạng nhiễm Toxoplasma có thể gây tổn thương đến tim, phổi, mắt, hệ cơ và hệ thần kinh.
Phụ nữ đang mang thai bị nhiễm toxoplasma rất nguy hiểm, ký sinh trùng có thể lây truyền sang bào thai, dẫn đến sảy thai, thai chết lưu.
Trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm Toxoplasma có nguy cơ cao bị tổn thương não (động kinh), mắt (vàng mắt, nhiễm trùng mắt), gan, lá lách to hoặc mắc các dị dạng bẩm sinh khác.
Một số trường hợp trẻ không có bất thường gì rõ rệt khi mới sinh mà chỉ khi trẻ bước vào tuổi thiếu niên thì các biểu hiện bệnh mới xuất hiện, chẳng hạn như chậm phát triển thần kinh, suy giảm thị lực, thính lực,...
Nhiễm toxoplasma khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
Người phụ nữ bị nhiễm Toxoplasma khi mang thai có nguy cơ lây nhiễm sang thai nhi là rất cao, kể cả bệnh nhân không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bệnh nào. Tỷ lệ lây nhiễm Toxoplasma sang trẻ sẽ tăng dần theo thời gian, cụ thể: 15% trong 3 tháng đầu thai kỳ, 30% trong 3 tháng giữa và 60% lây nhiễm trong 6 tháng cuối.
Thời gian nhiễm Toxoplasma Gondii càng lâu thì ảnh hưởng của nó tới sức khỏe thai nhi càng nghiêm trọng. Ngoài ra, mức độ nguy hiểm của bệnh đối với bé còn phụ thuộc vào lúc mẹ nhiễm bệnh, bệnh sẽ gây ra ảnh hưởng xấu nhất nếu mẹ bị nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma trong tam cá nguyệt thứ nhất.
Tỷ lệ lây truyền sang trẻ nếu nhiễm Toxoplasma khi mang thai
Việc người mẹ bị nhiễm Toxoplasma khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên mẹ bầu cũng không cần phải quá lo lắng khi phát hiện các triệu chứng bệnh.
Khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của nhiễm Toxoplasma, người mẹ nên tiến hành xét nghiệm máu để biết mình có dương tính với loại ký sinh trùng này không và từ đó thực hiện điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Phụ nữ bị nhiễm Toxoplasma khi đang mang thai thường được bác sĩ hướng dẫn điều trị bằng thuốc kháng sinh spiramycin để giảm nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi.
Các loại thuốc giảm đau (diclofenac, paracetamol), thuốc chống co giật (lorazepam, diazepam), thuốc chống phù não (corticoides), thuốc đặc trị ký sinh trùng (clindamycin, pyrimethamin) cũng được bác sĩ kê đơn khi điều trị Toxoplasma.
Trong trường hợp mẹ và bé đều đã nhiễm Toxoplasma Gondii nghiêm trọng, thai nhi xuất hiện các dị dạng thì người mẹ có thể được đề xuất phá thai.
Dùng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm Toxoplasma
Nhiễm Toxoplasma khi mang thai sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến cả mẹ và bé. Các triệu chứng bệnh ở người mẹ thường không quá rõ ràng nên rất khó để phát hiện sớm. Vì vậy, mẹ bầu hãy chủ động vệ sinh cơ thể, ăn chín uống sôi, hạn chế tiếp xúc với động vật cũng như thực hiện khám thai định kỳ để bảo vệ sức khỏe chính mình và thai nhi.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.