Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Ung thư/
  4. Sưng hạch bạch huyết

Sưng hạch bạch huyết là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa

Bác sĩNguyễn Thị Thu Thảo

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thái Nguyên, bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh Chuyên khoa Nội và Nhi. Với kiến thức chuyên môn vững chắc, bác sĩ luôn tận tâm chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Đặc biệt, bác sĩ đã hoàn thành khóa học về An toàn và Quản lý Chất lượng tại Đại học Y Hà Nội, đảm bảo việc khám chữa bệnh diễn ra an toàn, hiệu quả.

Xem thêm thông tin

Sưng hạch bạch huyết (hay còn gọi là viêm hạch bạch huyết) là một tình trạng nhiễm trùng của các hạch lympho thuộc hệ bạch huyết của cơ thể. Trong trường hợp cơ thể bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh, cơ thể sẽ tạo ra nhiều tế bào miễn dịch hơn. Khi đó số lượng tế bào này tăng lên sẽ làm sưng những hạch bạch huyết. Vì vậy, tình trạng này cũng được xem là biểu hiện của một tình trạng nhiễm trùng hoặc là bệnh lý.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung sưng hạch bạch huyết

Sưng hạch bạch huyết là gì?

Các hạch bạch huyết bị sưng thường xảy ra do nhiễm trùng từ vi khuẩn hoặc virus. Hiếm khi, các hạch bạch huyết sưng lên là do ung thư.

Các hạch bạch huyết, còn được gọi là các tuyến bạch huyết, đóng một vai trò quan trọng trong khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể bạn. Các hạch lympho này là một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, tạo ra kháng thể giúp chống lại sự xâm nhập của các vật lạ (siêu vi, vi trùng). Khi bị tấn công từ các vật lạ thì các hạch lympho sẽ có hiện tượng viêm phản ứng và tạo ra tình trạng viêm hạch. Các khu vực phổ biến mà bạn có thể nhận thấy các hạch bạch huyết sưng lên bao gồm cổ, dưới cằm, nách và bẹn.

Viêm hạch bạch huyết là biểu hiện của nhiều nguyên nhân nhiễm trùng như vi khuẩn, vi rút, nấm và vi sinh vật. Viêm hạch bạch huyết dạng ổ chủ yếu gặp trong các bệnh nhiễm liên cầu khuẩn (Streptococcus), lao hoặc nhiễm trùng Mycobacteria không phải lao, bệnh sốt thỏ (tularemia), bệnh dịch hạch, bệnh mèo cào, bệnh giang mai tiên phát, bệnh u hạt lympho hoa liễu, bệnh hạ cam, và nhiễm herpes sinh dục. Viêm hạch bạch huyết đa ổ là phổ biến ở:

  • Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn;
  • Nhiễm Cytomegalovirus (virus gây bệnh thủy đậu, Herpes);
  • Bệnh do Toxoplasma (nhiễm ký sinh trùng);
  • Bệnh Brucella (sốt làn sóng, sốt Malta, sốt Địa Trung Hải);
  • Bệnh giang mai thứ phát - giang mai 2;
  • Nhiễm histoplasma lan tỏa (nhiễm nấm).

Triệu chứng sưng hạch bạch huyết

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm hạch bạch huyết

Viêm hạch bạch huyết thường có triệu chứng đau, tăng nhạy cảm, hạch to. Khi hạch vùng nào bị viêm thì sẽ xuất hiện một khối sưng, đau và tăng nhạy cảm thường là dấu hiệu để phân biệt viêm hạch bạch huyết so với các bệnh hạch bạch huyết khác. Với một số trường hợp nhiễm khuẩn, vùng da bên ngoài hạch bị viêm có thể sưng, đỏ tấy, thỉnh thoảng kèm với viêm mô tế bào, đôi khi có kèm theo sốt. Có thể hình thành ổ áp xe, và xâm lấn vào da tạo ra các lỗ dò.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết, các dấu hiệu và triệu chứng khác mà bạn có thể gặp bao gồm:

Chảy nước mũi, đau họng, sốt và các dấu hiệu khác của nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Sưng chung các hạch bạch huyết khắp cơ thể. Khi điều này xảy ra, nó có thể cho thấy một nhiễm trùng toàn cơ thể, chẳng hạn như HIV hoặc bệnh bạch cầu cấp hoặc rối loạn hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như bệnh lupus ban đỏ hoặc viêm khớp dạng thấp.

Các hạch cứng, cố định, phát triển nhanh chóng, cho thấy có khả năng bị ung thư các cơ quan khác hoặc ung thư hạch.

Sốt.

Đổ mồ hôi đêm.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm hạch bạch huyết

Nếu nhiễm trùng là nguyên nhân làm sưng hạch bạch huyết và không được điều trị, áp xe có thể hình thành. Áp xe là tập hợp mủ khu trú do nhiễm trùng. Mủ chứa chất lỏng, tế bào bạch cầu, mô chết và vi khuẩn hoặc những kẻ xâm lược khác. Áp xe có thể cần dẫn lưu và điều trị kháng sinh.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Một số hạch bạch huyết bị sưng trở lại bình thường khi tình trạng sức khỏe cơ thể ổn định hoặc tình trạng viêm nhiễm cấp tính được điều trị ổn định. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn lo lắng hoặc nếu các hạch bạch huyết bị sưng mà có các dấu hiệu sau đây:

Xuất hiện mà không có lý do rõ ràng.

Tiếp tục mở rộng hoặc sưng kéo dài trong hai đến bốn tuần.

Cảm thấy cứng hoặc mềm như cao su hoặc không di chuyển khi bạn ấn vào chúng.

Kèm theo sốt dai dẳng, đổ mồ hôi ban đêm hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân sưng hạch bạch huyết

Các hạch bạch huyết là những cụm tế bào nhỏ, hình tròn hoặc hình hạt đậu. Bên trong các hạch bạch huyết là sự kết hợp của nhiều loại tế bào khác nhau của hệ thống miễn dịch. Các tế bào chuyên biệt này lọc chất lỏng bạch huyết của bạn khi nó đi qua cơ thể và bảo vệ bạn bằng cách tiêu diệt những kẻ xâm lược.

Các hạch bạch huyết nằm trong các nhóm và mỗi nhóm thoát ra một khu vực cụ thể trên cơ thể bạn. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy hạch bị sưng ở một số vùng nhất định, chẳng hạn như các hạch bạch huyết ở cổ, dưới cằm, nách và bẹn. Vị trí của các hạch bạch huyết bị sưng có thể giúp xác định nguyên nhân cơ bản.

Nguyên nhân phổ biến nhất của sưng hạch bạch huyết là do nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm virus, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường. Các nguyên nhân khác có thể gây sưng hạch bạch huyết bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp.
  • Viêm họng hạt.
  • Bệnh sởi.
  • Nhiễm trùng tai.
  • Răng bị nhiễm trùng (áp xe).
  • Tăng bạch cầu đơn nhân.
  • Nhiễm trùng da hoặc vết thương, chẳng hạn như viêm mô tế bào.
  • Virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV) - vi rút gây ra bệnh AIDS.
Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh sưng hạch bạch huyết

Kích thước hạch bạch huyết là bao nhiêu thì đáng lo ngại?

Kích thước hạch bạch bất thường đáng lo khi:

  • Hạch cổ và hạch nách > 1 cm;
  • Hạch thượng đòn > 0,5 cm;
  • Hạch bẹn > 1,5 cm.

Các nguyên nhân phổ biến gây sưng hạch bạch huyết là gì?

Có nên ấn vào hạch bạch huyết bị sưng không?

Vì sao giữ vệ sinh răng miệng giúp giảm nguy cơ sưng hạch bạch huyết?

Sưng hạch bạch huyết ở cổ có nguy hiểm không?

Hỏi đáp (0 bình luận)