Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nhiễm trùng vết thương hở và những điều cần biết

Ngày 17/07/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tình trạng nhiễm trùng vết thương hở xảy ra khá phổ biến ở nước ta. Vậy làm sao để nhận biết và chăm sóc vết thương hở bị nhiễm trùng? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Các vết thương bị nhiễm trùng sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, ở bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc các kiến thức cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng vết thương hở.

Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, việc mắc vết thương hở là điều khó tránh khỏi.

Nhiễm trùng vết thương hở là gì?

Nhiễm trùng vết thương là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào da. Chúng có thể ảnh hưởng đến da hoặc các mô hoặc cơ quan sâu hơn gần vết thương.

Những biến chứng của vết thương hở bị nhiễm trùng có thể thay đổi phạm vi từ tại chỗ đến toàn thân cụ thể như:

  • Biến chứng tại chỗ nghiêm trọng nhất khi nhiễm trùng vết thương hở khiến vết thương lâu lành dẫn đến không thể lành được. Điều này sẽ gây khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng xấu đến tâm lý người bệnh.
  • Biến chứng toàn thân nguy hiểm có thể xảy ra bao gồm viêm mô tế bào, viêm tủy xương hoặc nhiễm khuẩn huyết,...
Nhiễm trùng vết thương hở và những điều cần biết 1 Nhiễm trùng vết thương hở là tình trạng bệnh về da cực kỳ nghiêm trọng

Dấu hiệu nhận biết vết thương hở bị nhiễm trùng

Tùy thuộc vào vị trí tổn thương và loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng vết thương hở mà nó sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên một số triệu chứng chung điển hình mà bạn cần lưu ý gồm:

  • Vết thương hở chảy chất dịch màu vàng hoặc xanh, có hoặc không kèm theo mùi hôi khó chịu.
  • Vết thương có dấu hiệu bị sưng lên hoặc đỏ tấy.
  • Vết thương có sự thay đổi về màu sắc hoặc kích thước so với ban đầu. Vùng bị đỏ lan rộng khoảng từ 2 tới 3 mm xung quanh miệng vết thương là bình thường nhưng nếu lan rộng hơn nữa thì cần hết sức chú ý.
  • Bắt đầu xuất hiện các vệt đỏ trên da quanh vết thương.
  • Người bệnh sẽ bị sốt và khá yếu.
  • Cảm giác đau không giảm đi. Thông thường hiện tượng sưng và đau chỉ đến ngày thứ hai và sau đó sẽ từ từ giảm dần.
Nhiễm trùng vết thương hở và những điều cần biết 2 Nhiễm trùng vết thương hở thể hiện qua nhiều dấu hiệu khác nhau

Cách sơ cứu vết thương hở bị nhiễm trùng

Khi vết thương hở bị nhiễm trùng nếu như không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến rất nhiều biến chứng và hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng hoại tử vết thương. Nếu phát hiện vết thương hở đã bị nhiễm trùng, cần sơ cứu đúng cách và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để hỗ trợ.

Phụ thuộc vào tình trạng, thể lực, vị trí vết thương và sức khỏe người bệnh,... mà có thể lựa chọn những cách xử lý phù hợp:

  • Nếu tình trạng vết thương bị sưng, đỏ nhẹ. Bạn nên rửa vết thương bằng nước muối sinh lý 3 lần/ngày, mỗi lần tầm khoảng 15 phút, sau lau khô lại bằng băng y tế.
  • Nếu vết thương ở trong tình trạng đã được khâu, tuyệt đối không nên ngâm nước để tránh làm tăng thêm nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
  • Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh hoặc thuốc chống viêm, giảm đau.
  • Khi vết thương hở đã bị nhiễm trùng nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật để làm sạch vết thương hay tiến hành cắt loại bỏ đi các mô đã nhiễm trùng, không thể hồi phục lại.
  • Nếu như hiện tượng sưng viêm, xuất hiện mủ kèm theo dịch có mùi hôi, các bác sĩ sẽ hút mủ ra từ da để khắc phục những tổn thương này.

Những việc cần tránh khi vết thương hở nhiễm trùng

Rửa vết thương nhiều lần với oxy già

Bản chất của oxy già là một chất sát khuẩn mạnh. Ngoài việc giúp tiêu diệt vi khuẩn chúng còn phá hủy cả những tế bào lành. Chất này chỉ được bác sĩ dùng một lần duy nhất vào lúc làm sạch ngày đầu tiên. Còn những ngày sau, nếu tiếp tục rửa vết thương bằng oxy già sẽ phá hủy các mô liên kết mới hình thành, làm chậm lành vết thương.

Tự ý rắc thuốc bột, đắp lá thuốc lên vết thương

Các chất dịch từ vết thương rỉ ra hòa cùng thuốc bột hoặc lá đắp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng vết thương.

Ngâm vết thương trong nước hoặc những dung dịch dân gian

Khi vết thương của bạn bị ngâm trong nước hoặc các dung dịch khác, biểu bì da có xu hướng mềm ra. Điều này vô tình giúp tạo môi trường lý tưởng vi khuẩn xâm nhập. Hãy nhớ luôn để vết thương khô ráo là tốt nhất.

Nhiễm trùng vết thương hở và những điều cần biết 3 Tuyệt đối không nên ngâm vết thương hở trong nước

Cách giúp kiểm soát vết thương nhiễm trùng tại nhà

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn kiểm soát và ngăn chặn nhiễm trùng vết thương:

  • Giữ vết thương luôn khô ráo, sạch sẽ. Làm sạch vết thương theo chỉ dẫn bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý mỗi ngày.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp quá trình hồi phục vết thương nhanh hơn.
  • Tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để quản lý tình trạng sức khỏe giúp đẩy nhanh việc chữa lành vết thương.
  • Không nên hút thuốc lá vì Nicotin và các hóa chất khác trong thuốc lá có thể làm chậm lành vết thương.

Trên đây là những thông tin về nhiễm trùng vết thương hở. Hy vọng qua đây bạn sẽ biết thêm được nhiều thông tin bổ ích trong việc chủ động phòng chống và xử lý trường hợp này.

Lan Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm