Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có nên rửa vết thương bằng nước muối sinh lý là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm từ phía độc giả. Khi da bị tổn thương, nhiều người có thói quen sát trùng vết thương bằng nước muối. Tuy nhiên, hầu hết nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về công dụng của việc xử lý vết thương bằng nước muối sinh lý.
Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý là một trong những cách làm được nhiều người áp dụng. Vệ sinh vết thương an toàn và sạch sẽ có vai trò quan trọng trong điều trị và làm lành vết thương.
Tuy vậy, hầu hết mọi người chưa hiểu việc rửa vết thương bằng nước muối sinh lý như thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc về việc rửa vết thương bằng nước muối sinh lý.
Nước muối sinh lý tên hóa học là Natri Clorid 0.9%. Trong dung dịch nước muối ính lý có 0.9% nồng độ NaCl và 1 lít nước. Đây là dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dịch trong cơ thể con người. Nước muối đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người, tuy vậy đây không phải là thuốc dùng để chữa bệnh, có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai.
Nước muối sinh lý có 2 dạng:
Sát khuẩn và làm sạch vết thương là những tác dụng cơ bản của nước muối sinh lý. Với nồng độ muối thấp, ít gây rát như các loại dung dịch khác nên nếu trường hợp bạn bị chảy máu, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để xử lý vết thương bị hở giúp làm sạch vết máu, bụi bẩn trên bề mặt vết thương.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nước muối sinh lý Nacl 0.9% chỉ được dùng với mục đích làm sạch vết thương, loại bỏ chất bẩn chứ không có khả năng sát khuẩn. Bác sĩ sẽ sử dụng dung dịch sát khuẩn đi kèm nếu muốn thực hiện việc sát khuẩn hoặc khi không cho dùng kèm nếu không thực sự sự cần thiết.
Với các tổn thương trên da, nếu không làm sạch kịp thời, các hoạt chất bẩn và vi khuẩn có thể tấn công dễ dàng. Từ đó có thể dẫn đến hiện tượng đỏ, đau, sưng, nóng hoặc nhiễm trùng vết thương. Sử dụng nước muối sinh lý giúp rửa trôi, làm sạch và loại bỏ bụi bẩn còn đọng lại trên vết thương.
Để ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn trên miệng vết thương gây nhiễm trùng, viêm đau. Bước rửa sạch vết thương sẽ giúp cho việc sơ cứu tiếp theo đạt hiệu quả tối ưu. Nước muối sinh lý tạo môi trường đẳng trương tại vết thương.
Nacl 0.9% được khuyến cáo là nồng độ thích hợp để rửa vết thương. Đảm bảo da không bị kích ứng hoặc viêm loét. Sử dụng nước muối sinh lý giúp vết thương vệ sinh sạch sẽ trước khi bôi thuốc và băng bó. Điều này giúp tăng sinh tế bào, vết thương vũng nhánh được chữa lành hơn.
Dù nước muối sinh lý rửa vết thương không có khả năng sát khuẩn nhưng dung dịch nỳ vẫn có khả năng loại bỏ bụi bẩn và là phương pháp tạm thời trước khi sử dụng thuốc sát khuẩn chuyên dụng.
Với vết thương nhỏ, không hở, không bị chảy máu thì chỉ cần vệ sinh bằng nước muối sinh lý là đủ, không cần đến dung dịch sát khuẩn. Rửa vết thương bằng dung dịch nước muối bạn có thể tham khảo các bước như sau:
Một số điều bạn cần lưu ý khi dùng nước muối sinh lý để rửa vết thương:
Hãy lựa chọn loại nước muối có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tại các hiệu thuốc uy tín. Khi mua nước muối sinh lý, bạn nên chú ý hạn sử dụng, đặc biệt là công dụng của loại nước muối đó là gì, bởi nếu không đúng nồng độ có thể gây nhiễm trùng, đau rát, đặc biệt đối với vết thương bị hở sâu. Không nên dùng nước muối sinh lý có công dụng nhỏ mắt, súc miệng để rửa vết thương bị hở.
Nước muối sinh lý chỉ hỗ trợ trong việc vệ sinh làm sạch vết thương, không dùng để sát khuẩn. Vì thế sử dụng nước muối sinh lý để rửa vết thương là không đủ, đặc biệt với vết thương hở lớn, ăn sâu vào da. Một số vết thương hở nhẹ có thể tự khỏi khi biết cách dùng nước muối an toàn và bạn có sức đề kháng khỏe mạnh.
Sử dụng nước muối sinh lý ngoài việc dùng để vệ sinh mắt, mũi, miệng đặc biệt có thể dùng để rửa vết thương. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều trong việc sử dụng hằng ngày bởi có thể gây ra nhiều kết quả không mong muốn. Bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn trong việc sử dụng sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho trẻ, gia đình và bản thân.
Tuyệt đối không nên tự ý pha chế nước muối sinh lý để rửa vết thương khí chưa có chỉ định từ bác sĩ. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích về có nên rửa vết thương bằng nước muối sinh lý không?
Cẩm Thơ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.