Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Răng khôn còn được gọi là răng số 8, thường nằm trong vùng gần các dây thần kinh quan trọng của hàm răng. Vậy liệu việc nhổ răng khôn có ảnh hưởng đến thần kinh không? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết này.
Răng khôn có vị trí mọc trong cùng trên cung hàm, gần các dây thần kinh hàm mặt. Khi răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm có thể gây áp lực lên dây thần kinh, từ đó khiến người bệnh cảm thấy tê bì ở vùng môi, má và lưỡi. Vì vậy nhiều người lo lắng rằng nhổ răng khôn có ảnh hưởng đến thần kinh không?
Răng khôn hay còn được gọi là răng số 8, là những chiếc răng mọc trong cùng của hai hàm, sau khi xương hàm đã ngừng phát triển. Thông thường, răng khôn bắt đầu mọc vào khoảng độ tuổi từ 17 đến 25, tuy nhiên cũng có những trường hợp mọc sau độ tuổi 25. Mỗi người thường có tổng cộng 4 răng khôn, với mỗi hàm mọc lên 2 chiếc.
Răng khôn thường mọc gần vách của hàm, do đó thường xuất hiện hiện tượng mọc lệch, đâm xiên vào răng số 7, gây ra đau răng, viêm nhiễm vùng lợi quanh răng và sưng lợi. Bên cạnh đó, răng khôn thường không có chức năng gì quan trọng trong việc ăn nhai, nên thường được cân nhắc để nhổ bỏ trong trường hợp gây khó chịu hoặc vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng.
Vị trí và hình dạng đặc biệt của răng khôn khiến việc nhổ chúng trở nên khó khăn hơn so với việc nhổ các răng bình thường. Tuy nhiên, quá trình nhổ răng khôn thường không gây ảnh hưởng đáng kể, và nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa của mỗi người và kỹ thuật nhổ răng.
Một số yếu tố cần xem xét:
Yếu tố thần kinh: Răng khôn thường mọc gần các dây thần kinh như dây thần kinh hàm mặt. Do đó, sau khi nhổ răng khôn, có thể xảy ra cảm giác tê ở đầu lưỡi, má, môi,... Tuy nhiên, đây là ảnh hưởng thần kinh nhẹ và thường tự khắc qua đi sau vài ngày. Xét tổng thể, việc nhổ răng khôn không gây ảnh hưởng lớn đến dây thần kinh.
Các răng lân cận: Răng số 7 thường là răng lân cận với răng khôn và thường chịu tác động trực tiếp nếu răng khôn gây ra vấn đề. Tuy nhiên, việc nhổ răng khôn không gây ảnh hưởng đến răng số 7 mà còn giúp bảo vệ nó khỏi những vấn đề và biến chứng do răng khôn gây ra.
Sức khỏe và chức năng ăn nhai: Nhổ răng khôn giúp bảo vệ sức khỏe của hàm răng và đảm bảo chức năng ăn nhai. Điều này là do răng khôn thường gây ra nhiều vấn đề và khó vệ sinh, có thể dẫn đến các tác động xấu đến sức khỏe nếu không được nhổ bỏ.
Như vậy, việc nhổ răng khôn thường không gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe hay các dây thần kinh liền kề. Ngược lại, nó có thể bảo vệ sức khỏe của hàm răng và các răng lân cận khỏi những vấn đề tổn thương và đảm bảo chức năng an nhai.
Răng khôn không chỉ không có chức năng quan trọng trong việc cắn nát thức ăn, mà còn có thể gây ra một loạt các biến chứng đáng lo ngại, bao gồm:
Sâu răng: Răng khôn thường nằm sâu trong hàm, khó vệ sinh thức ăn và dễ tích tụ vi khuẩn. Đặc biệt là khi răng khôn chỉ mọc lên một phần hoặc mọc lệch đâm vào răng bên cạnh, việc tích tụ vi khuẩn có thể dẫn đến sâu răng, gây đau đớn và nhiễm trùng.
Viêm lợi: Sự tích tụ thức ăn và vi khuẩn quanh răng khôn có thể dẫn đến viêm nhiễm vùng lợi xung quanh. Triệu chứng bao gồm đau, sưng, sốt, hôi miệng, và đôi khi cảm giác cứng hàm khiến người bệnh không thể mở miệng rộng. Nếu viêm lợi tái phát nhiều lần trước khi răng khôn được chữa trị, mức độ nguy hiểm có thể gia tăng.
Viêm nha chu: Trong trường hợp răng khôn mọc thẳng nhưng có hình dạng bất thường, thức ăn có thể nhồi nhét vào kẽ giữa răng và gây sâu răng. Điều này cũng có thể gây ra viêm nha chu cho các răng lân cận.
Viêm lợi trùm răng khôn: Khi răng khôn mọc lệch và áp lên lợi, thức ăn dễ bám vào kẽ giữa lợi và răng. Điều này làm cho vi khuẩn dễ phát triển và gây nhiễm trùng lợi. Triệu chứng của tình trạng này bao gồm viêm tấy xung quanh bề mặt răng khôn.
Huỷ hoại xương và hàm răng: Khi răng khôn mọc lệch và đâm vào răng bên cạnh, nó có thể khiến cho răng bên cạnh bị tiêu huỷ và gây tổn thương cho xương và hàm răng. Triệu chứng thường là đau âm ỉ kéo dài ở khu vực đó. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, nhiễm trùng từ răng khôn có thể lan sang các khu vực như tai, má, mắt, cổ, có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân.
Ngoài các trường hợp kể trên, bất kể khi nào bạn thấy có một số dấu hiệu mọc răng khôn thì nên đến thăm khám để được nha sĩ hướng dẫn rõ hơn. Khi nào nên nhổ răng khôn sẽ được nha sĩ kiểm tra bằng phim X - quang và chẩn đoán dựa trên tình trạng răng.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nhổ răng khôn có ảnh hưởng đến thần kinh không? Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết về các trường hợp nên đi nhổ răng khôn và ảnh hưởng thần kinh sau khi nhổ răng khôn.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.