Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Răng số 7 có chức năng gì?

Ngày 03/10/2022
Kích thước chữ

Răng số 7 là răng hàm có kích thước lớn nhất trong hàm răng người và có chức năng chính là nghiền nát thức ăn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn. Hãy cùng tìm hiểu những điều thú vị về răng số 7 ngay trong bài viết sau đây nhé.

Đặc điểm của răng số 7 là kích thước lớn, được gọi là răng hàm lớn và có khả năng nhai tốt, giúp nghiền nát và trộn thức ăn với nước bọt để quá trình hấp thu dinh dưỡng diễn ra thuận lợi hơn. 

Đặc điểm của răng số 7 là gì?

Răng số 7 là răng có kích thước lớn và cấu tạo khá phức tạp trong hàm răng người. Theo như quan sát, răng số 7 có bề mặt ngoài gồm có 3 chân răng ở hàm trên và 2 chân răng cho những chiếc răng ở hàm dưới. Thông thường, mỗi một chiếc răng số 7 đều có 3 ống tủy bên trong răng. 

Trong hàm răng người, răng số 7 có thể là chiếc răng có cấu tạo phức tạp nhất. Chính vì thế mà đây là vị trí răng dễ bị tổn thương từ những yếu tố bên ngoài, khó vệ sinh làm sạch triệt để nên dễ đối mặt với tình trạng sâu, đau nhức, răng ê buốt. Bởi vì cấu tạo phức tạp nên một khi bị tổn thương, răng số 7 rất khó hồi phục lại như trạng thái ban đầu. 

Răng số 7 có chức năng gì 1

Răng số 7 là răng hàm lớn có chức năng nghiền nát thức ăn

Ngoài ra, răng số 7 cũng là răng vĩnh viễn và chỉ mọc duy nhất một lần sau khi nhổ bỏ răng sữa nên nếu do tai nạn hoặc sự cố khiến răng số 7 không còn nữa thì vị trí răng này sẽ không mọc lại, gây mất cân bằng hàm và chức năng nhai nghiền thức ăn cũng bị ảnh hưởng. 

Cần chăm sóc răng số 7 cẩn thận, đặc biệt là làm sạch kỹ sẽ giúp đề phòng những vấn đề răng miệng thường gặp như sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi, viêm tủy,... 

Chức năng của răng số 7 và khả năng nhai

Bất cứ chiếc răng nào trên khung hàm đều có nhiệm vụ chính là cắn xé, nhai, nghiền nát thức ăn trước khi nuốt thức ăn xuống thực quản và được dạ dày tiêu hóa. Trong số đó, răng số 7 và răng số 6 đóng vai trò vô cùng quan trọng cũng như là vị trí răng làm nhiệm vụ chính là nhai, nghiền cho cả hàm nên răng số 7 vô cùng quan trọng. Hỗ trợ cho dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàn hơn, hấp thu dinh dưỡng một cách trọn vẹn nhất. 

Khả năng nhai của một người được đánh giá chủ yếu dựa trên hệ số nhai. Và mỗi răng trong hàm đều có một hệ số nhai riêng biệt, đóng vai trò nhất định trong hệ số nhai chung của một người. Răng số 7 có hệ số nhai là 5, đây cũng là hệ số nhai cao nhất trong thang đánh giá, chứng minh răng số 7 có nhiệm vụ nhai chính trong cả hàm. Chính vì đóng vai trò quan trọng như vậy nên khi vô tình mất đi răng số 7, bạn sẽ mất đi từ 5 - 10% khả năng nhai đấy. 

Vì có nhiệm vụ là nhai chính nên răng số 7 thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều loại thức ăn và là vị trí răng có thời gian, tần suất tiếp xúc với thức ăn nhiều nhất trong hàm nên cũng vì thế mà răng số 7 nếu không được quan tâm, vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày sẽ dẫn đến nguy cơ sâu răng rất cao. Vấn đề bệnh lý răng miệng cũng có khả năng diễn ra ở răng số 7 cao hơn những vị trí răng khác. 

Răng số 7 có chức năng gì 2

Mất đi răng số 7 ảnh hưởng đến việc nhai và nghiền thức ăn của hàm

Khi răng số 7 có vấn đề, thông thường bác sĩ sẽ cố gắng giữ lại và chỉ xử lý vấn đề một cách tạm thời, hạn chế tối đa việc phải nhổ bỏ răng số 7 bởi khi mất đi vị trí răng này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng ăn uống cũng như khiến hàm dễ bị lệch vì chỉ tập trung nhai một bên. Tuy nhiên, nếu khoogn may bắt buộc phải mất đi răng số 7, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ như:

  • Hạn chế khả năng nhai bình thường của răng hàm và giảm tốc độ nhai, khi này, miệng sẽ hình thành thói quen đẩy thức ăn về nhai bên hàm còn lại dẫn đến lệch hàm, lệch khớp nhai.
  • Có tình trạng bị xô lệch răng khi khi răng số 7 bị nhổ bỏ sẽ để lại khoảng trống, sau quá trình nhai và hoạt động khớp hàm, những chiếc răng xung quanh có xu hướng nghiêng dần về phía chỗ trống ấy gây lệch hàm.
  • Tiêu xương ổ răng là một trong những hệ quả nghiêm trọng khi mất đi răng số 7 bởi khi không còn răng ở vị trí này, xương hàm có xu hướng tiêu biến một cách tự nhiên sau khoảng thời gian dài không còn sử dụng đến nữa. 

Răng số 7 điều trị bằng cách nào? 

Như đã nói ở trên, vì răng số 7 đóng vai trò rất quan trọng trong việc nhai thức ăn nên khi có vấn đề, bác sĩ nha khoa sẽ cố gắng lưu giữ lại răng số 7 để không làm ảnh hưởng đến việc ăn uống cũng như làm xô lệch những chiếc răng xung quanh. Vậy có cách nào để điều trị răng số 7? 

Phương án bảo tồn răng số 7

Răng số 7 thường gặp những vấn đề như sâu răng, mẻ răng,... mà những vấn đề này thường được các bác sĩ nha khoa xử lý bằng phương pháp bảo tồn, không nhổ bỏ răng số 7 mà chỉ giải quyết vấn đề đang gặp phải. Một số cách được dùng khi răng số 7 có vấn đề như: 

  • Trám răng: Đây là phương pháp được dùng rất nhiều và phổ biến để xử lý vấn đề sâu, mẻ,... trên răng mà không cần nhổ bỏ đi chiếc răng đó. Với cách này, vấn đề có thể được xử lý đến 80%, bạn sẽ không còn cảm thấy đau nhức hay khó chịu nữa. Tuy nhiên, sâu răng vẫn có thể quay lại. 
  • Bọc răng sứ: Gần đây, phương án bọc răng sứ được rất nhiều người lựa chọn sử dụng để giải quyết vấn đề trên răng và không làm răng bị mất thẩm mỹ. Hơn thế nữa, cách làm này còn giúp hàm răng của bạn trông sáng bóng và đẹp, đều hơn đấy. 

Phương án khi mất răng số 7

Trong một số trường hợp như tai nạn hoặc răng bị mẻ quá lớn thì buộc phải sử dụng cách nhổ bỏ răng số 7 để khắc phục. Tuy nhiên công nghệ thẩm mỹ răng miệng hiện nay rất phát triển nên bạn không cần lo lắng bị xấu đâu nhé. 

Mất răng số 7 có thể được thay thế bằng cách phương pháp như dùng hàm giả tháo lắp, lắp răng sứ, trồng răng,... nên chức năng nhai có thể bị suy giảm hơn trước nhưng về mặt thẩm mỹ thì hàm răng sẽ không bị ảnh hưởng. 

Răng số 7 có chức năng gì 3

Trồng răng giúp hỗ trợ chức năng nhai và tránh mất thẩm mỹ

Răng số 7 là vị trí răng khá quan trọng và cần được chăm sóc một cách cẩn thận, sạch sẽ. Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, hạn chế ăn uống thức ăn nhiều đường và sử dụng thêm nước súc miệng, chỉ nha khoa để làm sạch răng tốt hơn, ngăn ngừa sâu răng hiệu quả nhé.

Hồng Nhung 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin