Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhọt ống tai ngoài là tình trạng bệnh hay mắc vào mùa hè. Cùng tìm hiểu một số thông tin về bệnh để biết cách ngăn ngừa và chữa trị hiệu quả.
Nhọt ống tai ngoài không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nó làm ảnh hưởng đến thính giác và đời sống sinh hoạt thường nhật của nhiều người. Hầu hết chưa ai hiểu rõ bệnh lý về tai này và quan tâm nó một cách đúng mực. Đừng để khi chữa bệnh mới bắt đầu tìm tòi thông tin. Ngay hôm nay cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về bệnh lý này.
Về cấu tạo tai người thì bộ phận này gồm có 3 phần: Tai ngoài, tai giữa và tai trong. Phần tai ngoài sẽ có cấu tạo cụ thể như sau:
Nhọt ở ống tai ngoài là một dạng viêm nhiễm cấp tính ở ống tai ngoài. Bệnh thường gây ra bởi vi trùng tụ cầu xâm nhập vào tuyến bã nhờn và nang lông ở ống tai ngoài. Nhọt ở ống tai thường gây đau nhức dữ dội. Cả trẻ em và người trưởng thành đều có nguy cơ mắc phải tình trạng bệnh này. Đặc biệt trẻ sơ sinh hay những người lớn có cơ địa suy yếu, người mắc bệnh đái tháo đường là các đối tượng hay mắc phải bệnh.
Một số nguyên nhân có thể kể đến khi bị nhọt ống tai như sau:
Bệnh nhân đau nhức ở tai khi mắc phải nhọt ống tai ngoài. Cơn đau sẽ lan tỏa ra các vùng lân cận như thái dương, gáy. Lúc há miệng cũng gây đau, nhai cũng đau. Cơn đau có thể làm người bệnh mất ăn, mất ngủ.
Nhọt ở ống tai khi còn nhỏ và non, chỉ là một nốt gờ bằng hạt ổi màu đỏ hồng. Khi chạm vào thì có cảm giác đau điếng. Khi nhọt lớn, ranh giới trở nên lu mờ vì da chung quanh bị phù nề, lòng ống tai bị thu hẹp, màng nhĩ khó xem được. Thời gian sau, nhọt có điểm trắng, chứng tỏ lúc này nhọt sắp vỡ. Phần lớn nhọt ống tai sẽ mưng mủ và vỡ trong 4 đến 5 ngày. Cần điều trị đúng lúc để nhọt lành hẳn và hạn chế nguy cơ tái phát.
Nhọt ở ống tai ngoài sẽ được bác sĩ điều trị tại chỗ với các phương pháp:
Điều trị toàn thân bằng phương pháp: Kết hợp kháng sinh và giảm đau.
Một trong những nguyên nhân chính gây ra nhọt ở ống tai ngoài là do vệ sinh tai không đúng cách. Cụ thể trong lúc lấy ráy tai, người lấy đã vô tình làm tổn thương ống tai ngoài từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và phát triển. Sau đây là một số cách để làm sạch tai an toàn:
Mọi người thường có thói quen dùng tăm bông để ngoáy tai, nhưng sẽ vô tình đẩy ráy tai vào sâu trong ống tai. Vậy nên chỉ sử dụng tăm bông cho vùng ngoài của tai, hoặc tốt nhất và phủ một tấm vải ấm và ẩm lên bên ngoài tai.
Một số thuốc xịt có công dụng làm mềm ráy tai, để ráy tai được tự động đẩy ra phía ngoài cửa tai một cách dễ dàng. Chúng có thể là dầu khoáng, Glycerin, Peroxide, Hydrogen peroxide, nước muối. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc.
Dùng các vật sắc nhọn để lấy ráy tai là cách sai lầm. Nó có thể làm tổn thương ống tai ngoài thậm chí làm thủng màng nhĩ. Không nên lấy ráy tai quá thường xuyên bởi tai có cơ chế làm sạch của nó. Cũng không nên cố chà xát hay lau thật sạch tai bởi tai cũng cần có độ ẩm phù hợp.
Để nhọt ống tai ngoài không còn là nỗi phiền phức, bạn cần biết cách giữ gìn tai sạch sẽ và khoa học. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này cũng như biết để tâm hơn trong việc chăm sóc sức khỏe thính giác.
Bảo Thanh
Nguồn: Tổng Hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.