Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nhọt ống tai là gì? Cách nhận biết và điều trị hiệu quả

Ngày 30/06/2022
Kích thước chữ

Nhọt ống tai là bệnh lý về tai hay gặp, nó ảnh hưởng đến sức khỏe tai mũi họng của người mắc. Cần biết cách xử lý và điều trị kịp thời để ngăn bệnh tái phát.

Tai là bộ phận rất quan trọng với cơ thể con người. Tuy nhiên chúng ta thường không quan tâm đến việc chăm sóc nó. Nếu gặp phải các bệnh lý về tai như nhọt ống tai, người Việt thường chủ quan từ đó gây nên một số biến chứng nguy hiểm về sau. Hôm nay cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kỹ về căn bệnh này để biết cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Nhọt ống tai và những điều cần biết

Nhọt ống tai là gì? Cách nhận biết và điều trị hiệu quả 1 Ống tai bình thường và khi có nhọt

Nhọt ở ống tai là tình trạng viêm nhiễm khu trú ở một vị trí của ống tai (nhọt ống tai ngoài). Bệnh này được liệt kê vào bệnh lý viêm ống tai ngoài cấp tính, do S.aureus và kháng methicillin S. aureus gây nên.

Bệnh hay gặp vào mùa hè và trẻ em là đối tượng thường mắc phải tình trạng bệnh này. Những người trưởng thành có cơ địa suy yếu hoặc có bệnh lý đái tháo đường cũng là đối tượng hay mắc bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Chấn thương ống tai do ngoáy tai nhiều hoặc các xây xước khác;
  • Dị ứng;
  • Bệnh vảy nến;
  • Chàm;
  • Viêm da tiết bã;
  • Độ axit giảm ở ống tai do nước vào ống tai thường xuyên;
  • Chất gây kích ứng như thuốc xịt tóc, thuốc nhuộm tóc.

Triệu chứng bệnh

  • Đau tai, đau lan tỏa vùng thái dương và gáy.
  • Đau khi há miệng, nhai hoặc đau khi ấn vào hay kéo vành tai.
  • Thính lực bình thường hoặc giảm nhẹ.
  • Ban đầu bị sốt nhẹ, khi viêm tấy và nhiễm trùng lan toả sẽ sốt cao.

Diễn biến nhọt ống tai ở người mắc bệnh

Ban đầu mới phát bệnh, nhọt nhỏ và non. Mắt thường nhìn thấy một nốt gờ bằng hạt ổi màu đỏ hồng, khi chạm vào đau điếng. Thời gian ngắn sau, nhọt lớn dần, ranh giới trở nên lu mờ vì da chung quanh bị phù nề. Đồng thời lòng ống tai bị thu hẹp, màng nhĩ khó xem được. Lúc bệnh phát triển, đầu nhọt thường có điểm trắng (dấu hiệu nhọt sắp vỡ). Nếu trong ống tai có nhiều nhọt thì lòng ống tai bị bít tắc. 

Điều trị nhọt ống tai ngoài

Giai đoạn nhọt còn non

  • Bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh, kháng viêm, giảm đau toàn thân.
  • Nhỏ thuốc tai tại chỗ chứa kháng sinh và kháng viêm Corticoid.

Giai đoạn nhọt đã chín

  • Bác sĩ chích xẻ nhọt dưới gây tê tại chỗ bằng Lidocain 10%.
  • Dùng lưỡi dao 11 hoặc đầu kim 18 để xẻ nhọt.
  • Sau xẻ nặng sạch mủ, sát khuẩn bằng dung dịch Betadine.
  • Đặt đoạn meche tẩm Betadine vào ống tai.
  • Toàn thân được bổ sung kháng sinh, kháng viêm và giảm đau.
  • Sau xẻ nhọt thành công, bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc ngoại trú. Hằng ngày bệnh nhân phải đến kiểm tra lại vết xẻ đến khi ổn định.
Nhọt ống tai là gì? Cách nhận biết và điều trị hiệu quả 2 Bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu xẻ nhọt ống tai cho bệnh nhân

Giai đoạn nhọt tự vỡ

  • Vệ sinh tại chỗ ống tai;
  • Hút sạch mủ;
  • Bác sĩ đặt đoạn meche tẩm Betadine vào ống tai;
  • Toàn thân được bổ sung kháng sinh, kháng viêm và giảm đau;
  • Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân tự chăm sóc tại chỗ bằng dung dịch Betadine 2 lần/ngày đến khi ổn định;
  • Khi điều trị tích cực, một số nhọt có thể tan hết trong thời gian ngắn. Tuy nhiên thông thường các nhọt sẽ sưng mủ và vỡ trong 4 hay 5 ngày. Lúc nhọt đã vỡ, được vệ sinh sạch, mủ, máu, ngòi sẽ thoát ra bằng cửa tai. Bệnh nhân sẽ hết đau và nhọt co thể lành và khỏi hẳn. Nhưng bệnh có thể tái phát.

Nhọt ống tai có nguy hiểm không?

Bệnh lý này là bệnh nhẹ, có thể xử lý bằng những thao tác chuyên khoa đơn giản. Nhưng nếu không điều trị kịp thời thì sẽ gây ra nhiều biến chứng:

  • Viêm bạch mạch sau tai: Da vùng sau tai bị sưng, đỏ, nóng và đau. Ngón tay ấn vào bờ sau xương chũm không làm đau bệnh nhân.
  • Viêm hạch chung quanh tai: Nếu người bệnh có kháng thể kém, viêm hạch có thể dẫn đến mưng mủ hạch.
  • Viêm tai giữa: Bệnh lý rất nguy hiểm. Tai bị mưng mủ đặc, thậm chí nặng hơn có thể gây thủng màng nhĩ.
  • Viêm xương chũm cấp: Gây đau ở sau và trên tai. Khi chụp phim, bệnh nhân viêm xương chũm bị tổn thương về xương chũm nghiêm trọng. 

Phòng tránh bệnh nhọt ống tai

Đến bác sĩ điều trị ngay khi phát bệnh

Khi vừa có dấu hiệu nhọt nổi lên ở tai, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám ngay. Không tự ý chữa trị như tự nặn, tự bôi thuốc để tránh nhiễm trùng nặng hơn. Đến khi được bác sĩ điều trị, cần uống thuốc theo chỉ dẫn.

Ăn uống đủ chất

Uống nhiều nước mỗi ngày (2.5l/ngày). Ngoài ra nên bổ sung nước ép như nước ép cam, chanh vào khẩu phần ăn. Chú trọng ăn nhiều thực phẩm giàu Vitamin C như rau củ quả, trái cây tươi. Hạn chế uống bia, rượu, hút thuốc lá. Bởi các chất kích thích sẽ làm vết thương lâu lành, gây nóng trong người.

Vệ sinh sạch sẽ tai

Nhọt ống tai là gì? Cách nhận biết và điều trị hiệu quả 3 Tránh để xây xướt trong lúc lấy ráy tai, hạn chế nguy cơ bị nhọt ống tai

Nếu nhọt đã được nặng xong, bạn cần vệ sinh ống tai theo chỉ dẫn của bác sĩ. Giữ vết thương sạch và khô, thay băng khi bị ướt. Tắm rửa thường xuyên, khi tắm tránh nước đi vào tai. Lau sach tai sau khi tắm để giữ ống tai luôn khô ráo. Nói không với dùng chung dụng cụ ngoáy tai hay lấy ráy tai. Giữ tai không bị trầy xước.

Bệnh nhọt ống tai gây đau nhức, khó chịu cho người mắc. Muốn bệnh không làm ảnh hưởng lớn đến đời sống thường ngày, phải điều trị kịp thời cũng như biết cách vệ sinh hợp lý để tai không bị nhọt. Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh, hy vọng bạn sẽ góp nhặt được những kiến thức bổ ích cho chính mình.

Bảo Thanh

Nguồn: Tổng Hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin