Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay khi thời tiết đang trở lạnh kèm theo hanh khô làm kéo theo một số bệnh về da, dạ dày và xương khớp. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh hiệu quả.
Khí hậu lạnh là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển nhưng lại không tốt với sức khỏe chúng ta vì hệ miễn dịch bị suy giảm. Vì thế bạn hãy cảnh giác với những bệnh thường gặp khi thời tiết quá lạnh.
Cảm cúm là tình trạng viêm mũi cùng với viêm họng do virut gây ra, khiến người bệnh mệt mỏi, toàn thân rã rời, sốt nhẹ, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi và tắc nghẽn xoang. Một số trường hợp có ho kèm viêm họng, hắt hơi đau đầu và mất cảm giác ngon miệng, và đôi khi buồn nôn và nôn mửa.
Khi trời trở lạnh, nhất là vào mùa đông sẽ khiến vùng sống mũi thường bị lạnh, lớp lót mũi với cơ chế phòng vệ khá phức tạp để ngăn chặn những loại virus gây bệnh bệnh cảm và cúm - bị giảm tác dụng đáng kể vì thế những loại virus này dễ đi vào cơ thể gây bệnh, nhất là vào ban đêm.
Ngoài ra khi trời lạnh thì ánh sáng mặt trời sẽ hiếm hoi xuất hiện vì thế chúng ta dễ bị thiếu hụt vitamin D làm sức đề kháng dễ suy giảm, từ đó giảm khả năng chống virus hiệu quả. Thời tiết lạnh cũng làm tăng khả năng virus tồn tại trong môi trường, dễ dàng lây lan từ người này sang người khác nhanh chóng hơn, tương tự như cơ chế của corona virus. Điều này lý giải vì sao mùa lạnh số trẻ em bị cảm cúm tăng gấp 3 lần so với những mùa khác trong năm.
Đa số những phụ nữ tuổi mãn kinh, người trung niên và người già thường bị đau nhức xương khớp vào mùa lạnh. Nguyên nhân của tình trạng này là do những nguyên nhân sau:
Khi trời chuyển lạnh và nhiệt độ hạ xuống thấp sẽ là mạch máu co lại từ đó làm chậm lại quá trình lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể. Điều này sẽ khiến cho dịch khớp bị khô lại do máu nuôi khớp giảm đi, làm tổn thương sụn và gây đau xương khớp.
Ngoài ra khi trời quá lạnh làm hệ miễn dịch suy giảm, đặc biệt ở những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp có thể thấy khớp sưng nóng, các khớp bị khô cứng, gây hạn chế vận động và đau nhức.
Nếu vào mùa lạnh bạn cảm thấy đau nhức xương khớp tại các vị trí như đầu gối, cổ tay, ngón tay thì có thể thực hiện những phương pháp xoa bóp bằng dầu khuynh diệp, chườm nóng trong khoảng 20 phút giúp làm giảm các cơn đau xương khớp.
Trong thời tiết lạnh như thế này bạn nên tắm nước nóng khoảng 15 - 20 phút với những phần xương khớp bị đau đồng thời ăn các thực phẩm giàu axit béo omega 3, các loại rau xanh, hoa quả chứa nhiều vitamin C, vitamin D nhằm hạn chế, ngăn ngừa sự mất sụn và giảm đau hiệu quả.
Khi thời tiết đột ngột chuyển lạnh là thời điểm rất dễ gây ra các biến chứng dạ dày như đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày đi kèm. Nguyên nhân gây nên chứng bệnh này:
Nhiệt độ giảm xuống thấp cũng làm giảm khả năng miễn dịch làm các vi khuẩn dễ tấn công vào hệ tiêu hóa gây đau dạ dày, tiêu chảy và nôn ói. Trời lạnh cũng khiến chúng ta thèm ăn những thực phẩm nóng, có vị cay, hậu quả đầu tiên là làm kích ứng mạnh tới dạ dày và làm tăng các triệu chứng của bệnh. Hậu quả thứ hai là ngủ không ngon, gây mệt mỏi, đau đầu, lâu dài dẫn đến suy nhược thần kinh và cũng là nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày nữa.
Thời tiết lạnh cũng khiến bạn lười uống nước vì không khát nước, làm cho hoạt động ở dạ dày khó khăn hơn. Mùa đông cũng khiến chúng ta lười vận động làm giảm lượng máu tới các cơ quan, trong đó có cơ quan tiêu hoá. Vì thế lúc này chúng ta cần ăn uống đúng cách và uống nhiều nước, vận động thể dục thể thao điều độ để tăng sức đề kháng và giúp hoạt động của dạ dày tốt hơn.
Thời tiết lạnh sẽ làm nồng độ histamin trong máu tăng cao, kích thích dạ dày tiết nhiều dịch acid khiến dạ dày bài tiết nhiều dịch vị và co bóp mạnh hơn. Đặc biệt với những người mắc bệnh về dạ dày thì nên bổ sung những thực phẩm và các thảo dược để bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa viêm loét dạ dày tái phát vào mùa đông.
Trời lạnh khiến da bị khô và mẫn cảm hơn do những mạch máu bị giãn nở, sản sinh ra chất histamin gây ngứa. Nhiều người không chịu được cơn ngứa này nên thường gãi làm trầy xước da, chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng và gây nên những bệnh về da sau:
Bệnh chàm: Biểu hiện qua tình trạng khô da chân, mặt, tróc vảy, đỏ, ban đầu xuất hiện với những mảng hồng ban, mụn nước, rịn nước, đóng mày, tróc vảy.
Mề đay: Tiếp xúc không khí lạnh khiến cho những người có da nhạy cảm thường bị nổi mẩn từ vài cm đến lớn như dề cơm cháy gây ngứa trong vòng vài giờ rồi biến mất.
Bệnh vảy nến: Do khô da, gây ngứa và thường phân bố nhiều ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu và phần thấp của lưng. Triệu chứng của bệnh là cơ thể xuất hiện những lớp vẩy óng ánh bạc trắng hơi nhô lên bề mặt da với rìa đỏ hay hồng, nứt, có thể chảy máu.
Vị trí xuất hiện những bệnh về da này là mặt, vùng da dưới cánh tay, thân mình và thường tái diễn nhiều lần gây rất ngứa cho cơ thể. Khi có các triệu chứng viêm da nặng và không có dấu hiệu thuyên giảm bạn cần đến ngay các cơ sở y tế khám bệnh và điều trị, tránh ủ bệnh lâu sẽ càng nguy hiểm.
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.