Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Những dấu hiệu cho thấy đường huyết của bạn không ổn định

Ngày 09/09/2020
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Kiểm soát lượng đường trong máu rất quan trọng, ngay cả khi người bệnh không được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Vì mục tiêu phòng bệnh hơn chữa bệnh, những bước nhỏ sẽ giúp chúng ta đi một chặng đường dài.

Kiểm soát lượng đường trong máu rất quan trọng, kể cả khi người đó không có triệu chứng mắc bệnh tiểu đường. Đặc biệt, với người đang phải sống chung với bệnh đái tháo đường type 2 thì kiểm soát lượng đường huyết đã trở thành điều trọng yếu. Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của sự thay đổi đường huyết là gây ra các biến chứng sức khỏe liên quan đến bệnh đái tháo đường như đột quỵ, bệnh tim và tổn thương thần kinh.

Đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, nhìn mờ… là những dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu đang không ổn định. Chỉ số đường huyết quá thấp hay quá cao đều có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Nếu bạn thấy mình có những dấu hiệu dưới đây, hãy đi khám ngay để được bác sỹ kiểm tra và có biện pháp hỗ trợ phù hợp:

Đi tiểu nhiều và khát nước

Đi tiểu thường xuyên là một trong những triệu chứng điển hình khi lượng đường trong máu tăng cao. Nguyên nhân là do, đường huyết cao sẽ khiến cho thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ đường thừa ra khỏi cơ thể.

Do đi tiểu thường xuyên, cơ thể trở nên mất nước khiến bạn cảm thấy khát nước nhiều hơn. Bạn cũng có thể bị choáng váng, chóng mặt, khô miệng khi lượng đường trong máu không ổn định.

nhung-dau-hieu-cho-thay-duong-huyet-cua-ban-khong-on-dinh1Đi tiểu thường xuyên là một trong những triệu chứng điển hình khi lượng đường trong máu tăng cao

Giảm cân

Đường huyết mất ổn định cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng Giảm cân. Cơ thể không hấp thụ được glucose cũng dẫn đến tình trạng bị giảm cân nhanh chóng. Điều này, dễ nhận thấy ở những bệnh nhân đái tháo đường type 1. Ngoài ra, bạn có thể nhận thấy cơ bắp yếu dần và thường xuyên bị ngã hơn.

Mệt mỏi

Lượng đường trong máu không ổn định dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Khi cơ thể bạn không xử lý insulin đúng cách hoặc không có đủ insulin, đường trong máu không được chuyển đến các tế bào sử dụng làm năng lượng, do đó dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Ngoài ra, đi tiểu thường xuyên có thể dẫn đến mất nước, đây cũng là một yếu tố góp phần khiến người bệnh mệt mỏi.

nhung-dau-hieu-cho-thay-duong-huyet-cua-ban-khong-on-dinh2Đường huyết không ổn định dẫn đến tình trạng mệt mỏi

Giảm thị lực và đau đầu

Theo Trung tâm Đái tháo đường Joslin (Boston, Mỹ), lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến võng mạc trong mắt bị sưng do chất lỏng bị rò rỉ vào trong. Điều này khiến nó không thể lấy nét chính xác, gây ra hiện tượng mờ mắt, bạn sẽ gặp khó khăn trong công việc, lái xe và thường xuyên đau đầu.

Dễ nhiễm trùng

Theo Viện Quốc gia về bệnh đái tháo đường của Mỹ, các bệnh lý về tiêu hóa và bệnh thận, các vết cắt, vết xước, vết bầm tím và các vết thương khác chậm lành hơn khi lượng đường trong máu không kiểm soát. Bệnh đái tháo đường gây ra tổn thương dây thần kinh và ảnh hưởng đến tuần hoàn, đặc biệt là ở bàn chân, có thể trì hoãn việc làm lành các vết thương.

Tê, ngứa râm ran

Lượng đường trong máu không được kiểm soát gây tổn thường dây thần kinh trên toàn cơ thể, người bệnh có cảm giác ngứa ran, tê ở tay hoặc chân.

nhung-dau-hieu-cho-thay-duong-huyet-cua-ban-khong-on-dinh3Thường xuyên bị tê tay dấu hiệu cho thấy đường huyết đang mất kiểm soát

Mụn nước, màu da thay đổi

Các vùng da dày, sẫm màu có thể hình thành ở cổ, tay, nách, mặt và các vùng khác, đây là dấu hiệu của tình trạng kháng insulin. Ngoài ra, mụn nước, nhiễm trùng, khô, ngứa, đổi màu và các bất thường khác trên da đều là dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu cao. Người bệnh nên đến gặp bác sỹ nếu có những dấu hiệu này.

Nướu bị sưng hoặc chảy máu

Theo Viện Quốc gia về bệnh đái tháo đường của Mỹ, bệnh nướu răng là biến chứng của bệnh đái tháo đường. Nước bọt có chứa nhiều glucose và khi chứa càng nhiều thì càng có nhiều vi khuẩn kết hợp với thức ăn trong miệng tạo nên mảng bám và gây ra bệnh về nướu. Ban đầu, các triệu chứng có thể bao gồm đỏ hoặc nướu bị viêm.

Theo Mayo Clinic, nếu triệu chứng đó không được điều trị kịp thời, chúng có thể tiến triển thành viêm nha chu, khiến nướu bị tụt ra, xuất hiện mủ hoặc loét.

Cuối cùng, cần thường xuyên kiểm soát lượng đường huyết để phòng tránh những triệu chứng trên. Theo dõi đúng cách giúp bạn xác định nguyên nhân khiến lượng đường của bạn dao động, nó cũng giúp bạn thực hiện các biện pháp khắc phục ngay lập tức để kiểm soát lượng đường trong máu.

Nhân Tâm

Nguồn Tham Khảo: Everydayhealth

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Trần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:đường huyết