Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ trẻ em bị thủng màng nhĩ cao hơn so với người lớn. Do đó, khi chăm sóc, vệ sinh tai cho trẻ, các bậc phụ huynh cần chú ý để không xảy ra tình trạng thủng màng nhĩ.
Khi trẻ bị thủng màng nhĩ sẽ có một số dấu hiệu nhận biết mà ba mẹ cần lưu ý để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh ảnh hưởng đến khả năng nghe sau này của bé. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu theo dõi những chia sẻ về dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ bên dưới nhé.
Màng nhĩ là một lớp màng mỏng ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa. Màng nhĩ có cấu tạo hình bầu dục, hơi lồi, nằm nghiêng khoảng 30 độ so với ống tai. Màng nhĩ ở trẻ em thường mỏng hơn người lớn, nhưng theo thời gian, màng nhĩ sẽ dày và có độ đàn hồi tốt hơn.
Chức năng màng nhĩ là tiếp nhận sóng âm thanh từ bên ngoài để màng nhĩ rung rồi dẫn truyền đến tế bào cảm nhận ở tai để giúp tai có thể nghe được. Do đó, khi màng nhĩ bị thủng, khả năng rung sẽ bị suy giảm, dẫn đến mất thính giác tạm thời. Nếu không được chữa trị, tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Màng nhĩ ở trẻ em thường mỏng hơn người lớn nên rất dễ bị tổn thương
Các dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ thường gặp nhất là khả năng nghe của bé bị giảm sút hoặc khi trẻ không nghe thấy bạn gọi. Bên cạnh đó còn một số dấu hiệu khác như:
Có nhiều bậc phụ huynh thắc mắc nếu lấy ráy tai cho bé bị chảy máu thì có bị thủng màng nhĩ không. Việc lấy ráy tai bằng tăm bông hay bằng dụng cụ lấy ráy tai sắc nhọn là điều không được khuyến khích bởi màng nhĩ của bé rất mỏng, dễ bị tổn thương. Nếu lấy ráy tai làm tai bé bị chảy máu thì có thể đó là dấu hiệu của việc viêm nhiễm, trầy xước hoặc có thể là thủng màng nhĩ. Khi đó, bạn nên đưa bé đi khám để được chẩn đoán và có hướng giải quyết phù hợp.
Tai bé bị chảy dịch mủ vàng có thể là dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ
Một nguyên nhân phổ biến nhất gây ra thủng màng nhĩ ở trẻ là bị nhiễm trùng tai. Đây là tình trạng mủ tích tụ ở phía sau màng nhĩ, tạo áp lực lên màng nhĩ khiến màng nhĩ bị căng ra và bị thủng. Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân phổ biến khác như:
Có nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng việc lấy ráy tai thường xuyên cho bé sẽ giúp tai bé sạch sẽ, ít gây ra bệnh nhiễm trùng về tai. Tuy nhiên, trên thực tế, việc lấy ráy tai cho bé thường xuyên là không cần thiết vì ráy tai có thể tự thoát ra ngoài mà không cần ngoáy.
Có một điều có thể các bậc phụ huynh chưa biết đó là ráy tai rất hữu ích cho việc ngăn cản bụi bẩn, làm ẩm và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng tai. Tuy nhiên, nếu tai bị đóng ráy quá nhiều cũng khiến trẻ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy. Khi đó, bạn có thể vệ sinh tai cho bé theo những cách như:
Hạn chế việc ngoáy tai cho bé bằng tăm bông khô
Chăm sóc trẻ không phải là một việc dễ dàng, các ba mẹ cần phải dành thời gian để theo dõi tình trạng sức khỏe của con để tránh một số tình trạng không đáng xảy ra. Hy vọng với bài viết trên, các bậc phụ huynh đã có thêm một số thông tin bổ ích về tình trạng và dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ em.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.