Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Virus gây viêm não Nhật Bản lây truyền qua vật trung gian, tâm lý chủ quan là nguyên nhân chính dẫn đến sự nguy hiểm của bệnh. Di chứng viêm não nhật bản gây ra là khá nguy hiểm, nên bạn đừng chủ quan với căn bệnh này.
Đây là một bệnh nhiễm trùng cấp tính gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Vi-rút viêm não Nhật Bản chính là tác nhân gây bệnh. Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt nhóm nguy cơ cao nhất là trẻ ở lứa tuổi 2-6 (chiếm 75% tổng số trẻ mắc bệnh).
Nguyên nhân gây bệnh viêm não lây truyền qua vật trung gian là muỗi. Khởi đầu từ các ổ chứa virus mà chim, lợn là vật chủ gây bệnh chính. Muỗi hút máu của chim, lợn có chứa virus và sau đó đốt người sẽ truyền virus sang người. Con đường lây nhiễm này là con đường duy nhất truyền bệnh viêm não Nhật Bản. Hiện nay chưa thấy có trường hợp lây truyền bệnh từ người sang người. Nếu chúng ta không hiểu thì nghĩ rằng muỗi đốt người này, sau đó lại đốt người khác làm lây truyền viêm não Nhật Bản. Thực tế không phải như vậy. Viêm não Nhật Bản khác sốt xuất huyết và sốt rét ở chỗ đó.
Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu căn bệnh này. Vì vậy, bệnh nhân mắc bệnh này việc điều trị chủ yếu là hồi sức cấp cứu và điều trị triệu chứng như chống phù não, an thần hoặc chống co giật, kiểm soát theo dõi nhiệt độ cơ thể, hỗ trợ tuần hoàn, hô hấp, phòng bội nhiễm, duy trì tới lúc người bệnh tự hồi phục nên tỉ lệ tử vong cao, ước tính của thế giới là 20-30%.
Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh nặng, bệnh gây tổn thương trực tiếp tại não và lan tỏa nhiều nơi, nếu khỏi để lại di chứng thần kinh đặc biệt nặng nề. Có đến 70-80% trẻ bị viêm não Nhật Bản mang những di chứng thần kinh - tâm thần như bại não, đần độn, động kinh, liệt, phát triển chậm về thể chất, không nói, không nghe, không hiểu được. Các di chứng thần kinh thường gây tàn phế, mất khả năng lao động, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Cần nhớ, tất cả người bệnh bị viêm não Nhật Bản đều phải được chữa trị tại các bệnh viện. Trong khi chờ đợi, người bị sốt cao phải được uống ngay thuốc hạ sốt như Paracetamon, liều lượng 15mg/kg cân nặng/lần, tối đa uống khoảng 4 lần/ngày. Khi chăm sóc bệnh nhân cũng có thể kết hợp chườm khăn mát ở trán và bẹn, chú ý tuyệt đối không được chườm đá lạnh.
Trẻ cần phải được đưa ngay tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức nếu như có dấu hiệu sốt cao quá 12 giờ liên tục hoặc có bị nôn tháo, mất ý thức...
Biện pháp phòng di chứng viêm não Nhật Bản hữu hiệu nhất là tiêm vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản nhằm tạo miễn dịch chủ động. Liệu trình tiêm phòng cần đủ 3 liều: 2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần, mũi thứ 3 nhắc lại sau 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi. Vắc xin viêm não Nhật Bản jevax bắt đầu tiêm khi trẻ được 1 tuổi. Trẻ cần được tiêm chủng đúng lịch trình vì nếu không khả năng tạo miễn dịch của trẻ sẽ giảm, đôi khi còn mất tác dụng.
Thanh Hiền
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.