Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Zona ở mắt là trường hợp nguy hiểm và gây nhiều biến chứng nặng nhất của bệnh zona, vì vậy tìm hiểu về cách chữa zona ở mắt là nhiệm vụ hàng đầu khi mắc
Có đến khoảng 10 đến 20 % những người bị zona phát bệnh ở mắt. Căn bệnh này có tên gọi là herpes zoster hoặc herpes zoster ophthalmicus. Zona trong mắt có thể gây sẹo, mất thị giác, và các vấn đề nguy hiểm khác. Vì vậy, bạn nên ngăn ngừa bệnh zona ở mắt và các biến chứng của nó bằng cách tiêm phòng càng sớm càng tốt.
Triệu chứng đầu tiên của bệnh zona mà hầu hết mọi người đều gặp chính là cảm giác đau, ngứa ran hoặc nóng rát ở một bên cơ thể. Các dấu hiệu khác bao gồm: đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi và các triệu chứng tương tự bệnh cúm. Sau hai đến ba ngày, da bị đỏ và phát ban ở những vùng mà bạn bị đau. Virus zona di chuyển theo đường thần kinh, do đó phát ban thường tạo thành một đường ở một bên của cơ thể hoặc mặt. Trong vòng hai ngày, da bắt đầu nổi các nốt phồng rộp, những nốt này cuối cùng sẽ vỡ ra và có thể gây chảy máu. Sau cùng, chúng khô lại và kết thành vảy. Phát ban bệnh zona có thể kéo dài từ hai đến sáu tuần.
Đối với trường hợp zona ở mắt, các nốt phát ban phồng rộp sẽ hình thành trên mí mắt, trán, hoặc có thể trên đầu hoặc mũi của bạn. Một số người chỉ có các triệu chứng trong mắt họ như: đau rát hoặc nhói đau trong mắt, đỏ xung quanh và trong mắt, chảy nước mắt, kích ứng mắt, thị lực yếu, cực nhạy cảm với ánh sáng. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị sưng mí mắt. Nếu bạn có một hoặc nhiều triệu chứng này, hãy gọi cho bác sĩ để được điều trị sớm, ít gây biến chứng về sau.
Các triệu chứng khác của bệnh zona thần kinh sẽ giảm sau vài tuần, nhưng cơn đau có thể tiếp tục trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Hiện tượng này gây ra bởi sự tổn thương dây thần kinh được gọi là đau dây thần kinh sau zona, thường gặp ở người lớn tuổi hơn.
Ngoài ra, zona ở mắt để lại sẹo vĩnh viễn hay gây sưng võng mạc, làm tăng áp lực mắt và dẫn đến tăng nhãn áp ( tăng nhãn áp là một bệnh gây tổn thương thần kinh thị giác) hoặc để lại thương tích cho giác mạc và gây mất thị lực.
Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng các loại thuốc kháng virus, chẳng hạn như: acyclovir, famciclovir, valacyclovir. Chúng có tác dụng ngăn chặn sự lây lan của virus, làm lành vết loét, đẩy nhanh quá trình khỏi bênh và giảm đau hiệu quả. Bạn nên bắt đầu dùng thuốc trong vòng ba ngày sau khi phát ban để tránh khỏi những biến chứng lâu dài của bệnh zona.
Ngoài ra, để giảm sưng mắt, bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc steroid dưới dạng viên uống hoặc thuốc nhỏ mắt. Nếu bạn bị đau dây thần kinh sau zona, thuốc giảm đau và chống trầm cảm có thể giúp ích trong trường hợp này.
Bệnh zona có thể khỏi trong vòng một đến ba tuần. Các triệu chứng quanh khuôn mặt và mắt đôi khi có thể mất đến một vài tháng để chữa lành. Trong giai đoạn đầu của bệnh, bác sĩ sẽ kiểm tra bạn vài ngày một lần. Sau khi đã được điều trị nhiễm trùng, bạn sẽ cần khám lại mắt mỗi 3 đến 12 tháng để kiểm tra bệnh tăng nhãn áp, sẹo và các vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến thị giác.
Bạn có thể phòng ngừa zona bằng cách tiêm vắc xin phòng bệnh. Các nghiên cứu đã tìm ra loại vắc xin có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh zona lên tới 50% đồng thời giảm nguy cơ bị tổn thương thần kinh hơn 66%.
Hường
Nguồn: Healthline
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.