Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những điều cần biết khi trẻ tự kỷ chậm nói

Ngày 23/09/2022
Kích thước chữ

Chậm nói là một trong những dấu hiệu khá điển hình của hội chứng tự kỷ tuy nhiên có phải lúc nào trẻ tự kỷ chậm nói hay không, hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm những thông tin hữu ích nhé!

Tự kỷ là một dạng bệnh lý của não bộ vì có xuất hiện rối loạn phát triển thần kinh và một trong những biểu hiện ban đầu của căn bệnh này chính là khả năng nói chậm. Tuy nhiên có phải trẻ chậm nói là bị mắc chứng tự kỷ hay không. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay những điều cần biết khi trẻ tự kỷ chậm nói trong bài viết dưới đây.

Trẻ chậm nói có phải là tự kỷ hay không?

Trẻ chậm nói có vài biểu hiện như tự kỷ Trẻ chậm nói có thể bắt nguồn từ bệnh lý tự kỷ

Chậm nói là một biểu hiện của tự kỷ ở trẻ tuy nhiên việc trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ không lại là vấn đề khác.

Trên thực tế, theo báo cáo của nhiều nghiên cứu, có khoảng ¼ trẻ bị chậm nói trong đó, vẫn có nhiều trẻ phát triển bình thường. Đối với những trường hợp này, chậm nói là do có vấn đề về lưỡi hoặc vòm miệng, thậm chí do trẻ gặp vấn đề về thính giác.

Trẻ chậm nói có thể có một vài biểu hiện giống tự kỷ có thể kể đến như: Chậm đáp ứng nhu cầu của người lớn, giao tiếp ngôn ngữ kém nhưng việc vận động và thể chất của bé lại hoàn toàn bình thường. Như vậy, tuy việc chậm nói có thể là dấu hiệu điển hình của bệnh tự kỷ ở trẻ nhưng không phải cứ chậm nói là bé bị mắc chứng tự kỷ.

Cách phân biệt chậm nói đơn thuần và trẻ tự kỷ chậm nói

Phân biệt trẻ chậm nói và chậm nói do tự kỷ Phân biệt trẻ chậm nói thông thường và chậm nói do tự kỷ

Việc phân biệt đúng trẻ chậm nói đơn thuần với việc trẻ tự kỷ chậm nói giúp ba mẹ can thiệp sớm nếu bé có những biểu hiện bất thường để bé được phát triển như những đứa trẻ bình thường khác.

Trẻ bị chậm nói đơn thuần

Khi trẻ chậm nói đơn thuần trẻ chỉ thích dùng cử chỉ hơn lời nói khi giao tiếp cho đến khi được 18 tháng tuổi. Bé không bắt chước được âm thanh khi được 18 tháng tuổi. Bên cạnh đó, bé gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản của người lớn.

Tuy nhiên khi đến giai đoạn 2 - 3 tuổi, nếu bé có những biểu hiện sau thì nên cho con đi khám:

  • Bé chỉ biết bắt chước hành động, âm thanh mà không tự mình phát âm từ hoặc cụm từ mới.
  • Bé không hiểu và không biết tuân theo các chỉ dẫn đơn giản.
  • Chỉ nói được một số từ ngữ quen thuộc, lặp đi lặp lại và không biết dùng ngôn ngữ để giao tiếp với người khác.
  • Trẻ có giọng nói khác thường, nói lắp (bắt chước tiếng con vật, giọng nghe the thé…).
  • Phát âm khó nghe thông thường, ba mẹ sẽ hiểu được ½ số từ trẻ nói khi bé được 2 tuổi và hiểu được ¾ số từ bé nói khi được 3 tuổi. Đến khi 4 tuổi bé phải nghe hiểu được hết, thậm chí người lạ cũng hiểu được những gì bé nói.

Có một số nguyên dẫn đến tình trạng chậm nói ở trẻ trong đó, phổ biến như: Trẻ đẻ thiếu tháng, nhẹ cân, sinh đa thai đặc biệt bé trai phát triển ngôn ngữ chậm hơn bé gái.

Biểu hiện trẻ tự kỷ chậm nói

Khi mắc hội chứng trẻ tự kỷ chậm nói bé sẽ có những biểu hiện sau:

  • Trẻ không bị lôi cuốn bởi đồ chơi, trò chơi và không tiếp xúc mắt.
  • Trẻ không trả lời, không ngoảnh mặt khi được nghe gọi tên hoặc bị tác động bởi các âm thanh lạ.
  • Bé không hay nhìn ai nhưng lại nhìn lâu vào đồ vật có động tác đơn giản như quạt đang quay.
  • Bé không thích người khác đụng vào người.
  • Thường lặp đi lặp lại một vài động tác như lắc lư người, đập đập tay và thường cực nhạy cảm với một số mùi vị và âm thanh và luôn trong trạng thái lo âu.

Nếu thấy những biểu hiện này thường xuyên ba mẹ hãy đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.

Cách hỗ trợ trẻ tự kỷ chậm nói

Có nhiều phương pháp hỗ trợ trẻ tự kỷ chậm nói Dành nhiều thời gian cho bé giúp nâng cao khả năng nói 

Để tình trạng bệnh của trẻ tự kỷ chậm nói được cải thiện sớm nhất ba mẹ hãy hỗ trợ bé hằng ngày bằng cách:

Dành nhiều thời gian hơn để chơi đùa với con

Ngay từ khi mới sinh ra, ba mẹ cũng nên trò chuyện, chơi đùa với con thật nhiều. Ba mẹ có thể trò chuyện, hát, thực hiện các cử chỉ đơn giản để con bắt chước đồng thời giúp nâng cao khả năng giao tiếp cho con.

Khuyến khích và dạy bé nói thường xuyên

Từ lúc bé được 6 tháng, ba mẹ hãy đọc sách, đọc truyện thiếu nhi cho con nghe mỗi tối. Đồng thời cho bé nhìn sách, nhìn tranh ảnh có hình hoa văn để bé chạm vào. Hãy chỉ cho bé các bức tranh và giới thiệu, gọi tên từng bức tranh để kích thích khả năng nói của trẻ.

Khuyến khích bé nói qua các tình huống hằng ngày

Ba mẹ có thể nói liên tục nếu có thể để bé bắt chước ví dụ như gọi tên món ăn bạn đang nấu, giải thích việc bạn đang làm như giặt đồ, lau nhà hoặc chỉ các con vật quanh nhà,… Đối với những trường hợp tự kỷ nặng, ba mẹ cần cho bé đi khám sớm để được chỉ định các phương pháp điều trị hiệu quả. Khi nhập viện, bé sẽ được hướng dẫn tập luyện đồng thời được điều trị bởi các chuyên gia nhi, bác sĩ tâm thần nhi, bác sĩ tâm lý để nhanh chóng khắc phục tình trạng chậm nói ở trẻ.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về những điều cần biết khi trẻ tự kỷ chậm nói. Với những chia sẻ trên hy vọng đã mang đến cho các bậc phụ huynh những thông tin hữu ích giúp thúc đẩy nhanh chóng khả năng nói của bé.

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin