Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Để biết được thai nhi phát triển tốt hay không ngoài việc căn cứ vào những chỉ số kích thước, cân nặng, tim thai,... thì chiều dài xương mũi thai nhi cũng là một trong những yếu tố quan trọng mà ba mẹ cần quan tâm trong thai kỳ.
Chiều dài xương mũi thai nhi cho biết điều gì? Vì sao các mẹ bầu cần thường xuyên kiểm tra chiều dài xương mũi thai nhi trong quá trình mang thai? Cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Chiều dài xương mũi thai nhi chính là một trong những số đo tiêu chuẩn phản ánh đúng sự phát triển và tình trạng sức khỏe của em bé trong bụng mẹ. Đây cũng được coi là căn cứ quan trọng để bác sĩ xác định thai nhi có khả năng mắc bệnh Down hay không.
Theo nghiên cứu cho thấy, thai nhi có xương mũi ngắn hoặc không có xương mũi đều liên quan đến bệnh Down. Phần lớn các ca siêu âm không đo được chiều dài xương mũi thai nhi ở tuần thứ 12 đều bị mắc hội chứng này. Khả năng mắc Down sẽ càng tăng cao nếu mẹ mang thai tuần thứ 24 đi khám vẫn không đo được xương mũi của bé hoặc có chỉ số thấp hơn so với tiêu chuẩn.
Chiều dài xương mũi thai nhi vào các tuần trong thai kỳ được xem là bình thường cụ thể như sau:
Khi thai nhi được 20 tuần tuổi thì chiều dài của xương mũi từ khoảng 4,50mm trở lên là bình thường, còn nếu dưới 3,50mm ở tuần thai thứ 22 thì nguy cơ bé bị mắc hội chứng Down là rất cao.
Thông thường, ở tuần thứ 4 thai kỳ, mũi trẻ đã dần hình thành như một phần đường thở của bào thai. Đến tuần thai thứ 11, cấu tạo cơ bản của mũi đã hình thành. Chính vì vậy ở thời điểm này, các mẹ bầu nên đến bệnh viện để tiến hành siêu âm kiểm tra chiều dài xương mũi thai nhi. Sau đó, việc này sẽ được thực hiện lặp lại, liên tục cho đến khi thai nhi được 28 đến 32 tuần tuổi. Mỗi một mốc đo đều đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của bé nên mẹ không được bỏ sót bất kỳ buổi khám thai nào.
Cũng giống như nhiều chỉ số khác trên cơ thể, chiều dài xương mũi thai nhi cũng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: gen di truyền, dân tộc, tuổi thai,... Tùy thuộc vào tuổi thai mà bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chiều dài xương mũi khác nhau. Thường thì họ sẽ so sánh chiều dài xương mũi đo được với tiêu chuẩn nhất định cho từng tuần thai để kết luận tình trạng xương mũi của bé là ngắn hay bình thường.
Để chiều dài xương mũi thai nhi không rơi vào tình trạng xương mũi ngắn hoặc có nguy cơ mắc hội chứng Down thì ngay khi biết mình mang thai ba mẹ cần làm những việc sau đây:
Mẹ nên có chế độ ăn uống khoa học, cân bằng giữa các nhóm chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin,... Vào mỗi giai đoạn khác nhau của thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung những lượng chất dinh dưỡng sao cho phù hợp với thời kỳ phát triển của trẻ.
Ngoài việc cung cấp những thực phẩm tốt cho cơ thể, một chế độ vận động hợp lý cũng là cách giúp cho thai nhi hoàn thiện và khiến mẹ khỏe mạnh, thoải mái hơn. Các mẹ có thể luyện tập các bài tập yoga nhẹ nhàng hay đi bộ khoảng 10 đến 20 phút mỗi ngày nhằm khiến các cơ được hoạt động tốt nhất.
Trong quá trình mang thai, các mẹ cũng nên hạn chế các vấn đề tâm lý như áp lực, lo âu, buồn rầu hay mất ngủ. Việc kéo dài những tâm thái không tốt này đều có thể làm cho cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi, thai nhi cũng bị ảnh hưởng và thậm chí dẫn tới bệnh trầm cảm trước và sau sinh. Để có thể hiểu hơn về sức khỏe tâm lý, những thay đổi bên trong cơ thể, mẹ nên thường xuyên thăm khám và tham khảo những ý kiến đến từ bác sĩ chuyên môn.
Ngoài ra, khi gặp phải vấn đề đau ở vùng bụng, thai nhi có dấu hiệu xấu và sức khỏe của mẹ không ổn định thì bạn nên đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
Hy vọng những thông tin bổ ích trên đã giúp các ông bố bà mẹ hiểu rõ hơn về chiều dài xương mũi thai nhi cũng như biết cách xây dựng một chế độ chăm sóc mẹ bầu phù hợp giúp thai nhi phát triển tốt nhất.
Lan Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp