Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những điều cần biết về tiêm filler môi baby

Ngày 25/01/2023
Kích thước chữ

Môi baby là một trong những kiểu dáng môi được khá nhiều chị em phụ nữ yêu thích, vì dáng môi này phù hợp với gương mặt châu Á và cả phong cách makeup quyến rũ châu Âu. Thế nhưng, trước khi tiến hành tiêm chất làm đầy môi, bạn cần hiểu rõ hơn về phương pháp này.

Hiện nay, những đôi môi căng mọng, quyến rũ và đầy đặn đã và đang trở thành xu hướng làm đẹp được nhiều chị em hướng đến, tiêm filler môi baby là một trong số đó. Vậy bạn hiểu thế nào là tiêm môi baby? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là tiêm filler môi baby?

Tiêm filler môi baby là phương pháp làm đẹp không cần phẫu thuật hoặc xâm lấn, phương pháp này sử dụng chất làm đầy như collagen, axit hyaluronic vào phần dưới niêm mạc môi. Khi filler đã được tiêm vào môi, thể tích và dáng môi dần sẽ thay đổi. Từ đó tạo hình dáng môi căng mọng, hài hòa, đầy đặn và cân đối với đường nét trên khuôn mặt. 

Cụ thể, các collagen sẽ tạo hình môi trong các tế bào da thay vì làm đầy môi bằng nước. Tuy nhiên, cả hai đều lành tính, nhanh chóng thích ứng và tồn tại bên trong cơ thể mà không hề gây ra bất kỳ những phản ứng, kích thích nào.  

Những điều cần biết về tiêm filler môi baby 1

Tiêm môi baby là kiểu dáng được khá nhiều chị em lựa chọn

Quá trình thực hiện tiêm filler môi baby rất nhanh chóng, trong 15 -  20 phút bạn đã có thể ngay cho riêng mình một đôi môi quyến rũ, căng mọng. Ngoài ra, phương pháp này được đánh giá khá an toàn, sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội như không đau, không chảy máu, không xâm lấn và không để lại vết thương hở. Hơn thế, sau một thời gian sử dụng, bạn có thể thay đổi dáng môi cũ phù hợp với sở thích và phong cách thời thượng.  

Tiêm môi baby rất phù hợp với những bạn sở hữu đôi môi mỏng. Bởi dáng môi quyến rũ, sexy sẽ giúp gương mặt bạn trở nên đa phong cách và cuốn hút hơn.

Tiêm filler môi baby duy trì bao lâu?

Theo thời gian, những collagen và mô mỡ tự nhiên trong cơ thể sẽ giảm dần. Tuy nhiên, điều này sẽ không gây ảnh hưởng đến da và môi, chúng chỉ làm mất dần độ đàn hồi, kém căng và chảy xệ. 

Axit hyaluronic (HA) tổng hợp là chất làm đầy môi có trong cơ thể tự nhiên. Tiêm filler môi giúp thay thế hàm lượng collagen và mô mỡ đã mất đi khiến môi trở nên căng mọng, mịn màng. 

Những điều cần biết về tiêm filler môi baby 2

Thời gian duy trì filler môi phụ thuộc vào sự trao đổi chất ở mỗi người

Mặc khác, nếu bạn không hài lòng về kiểu dáng môi, các bác sĩ thẩm mỹ có thể tiêm một loại enzyme (hyaluronidase) để tiến hành hòa tan chất làm đầy môi đã được tiêm vào môi. 

Thời gian phát huy tác dụng duy trì tiêm môi baby trung bình từ 12 - 18 tháng. Thế nhưng, thời gian chính xác còn phụ thuộc vào độ tuổi và tốc độ trao đổi chất trong cơ thể. Nhìn chung, những người trẻ tuổi thường sẽ có xu hướng quá trình trao đổi chất nhanh hơn, phá vỡ axit hyaluronic nhanh hơn.

Quá trình tiêm filler môi baby được thực hiện như thế nào?

Tiêm filler môi khá an toàn, thế nhưng nếu bạn muốn tiêm chất làm đầy môi cần phải đảm bảo thể trạng cơ thể tốt, không xuất hiện nhiễm trùng miệng tại thời điểm thực hiện. Ngoài ra, hiện chưa có bất kỳ nghiên cứu chứng minh rằng filler hoàn toàn an toàn với phụ nữ mang thai. Vì thế nên Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA không chấp nhận sử dụng filler khi mang thai. Các nhà sản xuất filler cũng lưu ý rằng không sử dụng cho phụ nữ có thai. 

Những điều cần biết về tiêm filler môi baby 3 Tiêm filler môi không được thực hiện với phụ nữ mang thai

Trước khi tiến hành tiêm, các bác sĩ sẽ gây tê vùng môi. Sau khi thấy môi đủ tê, bác sĩ sẽ bắt đầu tiêm filler trực tiếp vào vùng môi của bạn. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý kiểm tra chính xác thông tin nguồn gốc, hạn sử dụng chất tiêm filler và chỉ thực hiện thủ thuật khi filler còn nguyên mác, đảm bảo chất lượng. 

Sau khi tiêm, môi có thể ngứa, sưng hoặc bầm tím. Những triệu chứng này có thể biến mất sau 24 - 48 giờ. Đây là điều hoàn toàn bình thường. Ngoài ra, một số trường hợp có thể xuất hiện đến đến một tuần để môi lành trở lại.

‏Lưu ý sau khi tiêm filler môi‏

Bạn cần nên lưu ý một số điều sau khi thực hiện thủ thuật tiêm filler môi:

  • Bạn nên lựa chọn địa điểm, đơn vị thẩm mỹ uy tín chất lượng, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm, bằng cấp, chứng chỉ trong việc thực hiện tiêm filler môi baby. 
  • Tìm hiểu trước các loại filler được Bộ Y Tế kiểm định và cho phép sử dụng.
  • Sau khi tiêm, bạn có thể chườm đá lên môi bằng cách sử dụng túi nước đa hoặc đá đã được bọc trong một miếng vải mỏng. Điều này sẽ hỗ trợ bạn giảm sưng, đau, ngứa và bầm tím sau khi thực hiện thủ thuật.
  • Không nên thoa son môi, son dưỡng hay bất kỳ loại sản phẩm nào trên môi trong 24 giờ sau tiêm. 
  • Không nên chạm trực tiếp hoặc chu môi, kể cả sử dụng ống hút hoặc hút thuốc trong ít nhất 24 giờ. 
  • Bạn hãy cẩn thận hay đánh răng, khi ăn để không vô tình cắn vào môi. 
  • Thường xuyên ăn nhiều trái cây, rau quả và uống nhiều nước giúp môi mau lành.
  • Tránh tập thể dục quá sức trong 24 - 48 giờ sau khi tiêm filler môi. Nếu cao huyết áp, nhịp tim tăng khi tập thể dục có thể khiến tình trạng sưng tấy, bầm tím trở nên tệ hơn. 
  • Không uống rượu ít nhất 24 giờ sau khi thực hiện bởi rượu có thể khiến tình trạng sưng tấy trầm trọng hơn. 
  • Bạn nên thăm khám 2 tuần sau khi tiêm chất làm đầy môi, dễ dàng kiểm tra tình trạng môi và điều chỉnh nếu muốn. 

Những điều cần biết về tiêm filler môi baby 4

Không nên uống rượu, bia sau khi tiêm filler môi

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về những điều cần biết về tiêm filler môi baby. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết và hữu ích khi lựa chọn thực hiện thủ thuật tiêm môi. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành tiêm chất làm đầy môi và những lưu ý sau tiêm môi. Đừng quên theo dõi Long Châu thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe cho bản thân và gia đình bạn nhé!

Tuyết Trâm

Nguồn tham khảo: Suckhoedoisong

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin