Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mẹ hãy trau dồi những kiến thức cơ bản về dấu hiệu, cách chữa trị cũng như chăm sóc cho trẻ bị viêm kết mạc mau khỏi.
Viêm kết mạc ở trẻ là nhóm bệnh về mắt phổ biến thường gặp ở các trẻ mới biết đi và độ tuổi đi học. Khi trẻ vui chơi ngoài trời vi khuẩn vô tình bám vào tay nếu không vệ sinh sạch sẽ mà trẻ có thói quen dụi tay lên mắt thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Hay trẻ đi học tiếp xúc với bạn bè đang mắc bệnh. Nếu không chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến giác mạc, thị lực.
Biểu hiện của bệnh viêm kết mạc là tình trạng viêm lớp màng bao phủ bên ngoài của mắt. Tình trạng này có thể do vi rút, vi khuẩn hoặc dị ứng gây ra. Với bệnh này, bệnh khởi phát khá đột ngột, đầu tiên chỉ ở một mắt nhưng sau đó sẽ lan sang mắt còn lại. Bệnh viêm kết mạc khá dễ lây lan trong cộng đồng. Có 3 loại viêm kết mạc quan trọng nhất mà mẹ nên biết sau đây:
Viêm kết mạc do vi khuẩn, vi rút: Nó thường xảy ra sau khi trẻ bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng tai. Nhiễm khuẩn ít phổ biến hơn, gây chảy mủ trắng và mắt đỏ hơn.
Viêm kết mạc do kích ứng: Tình trạng này xảy ra khi trẻ tiếp xúc với yếu tố gây kích ứng như bụi, côn trùng bay vào mắt khiến mắt đỏ.
Viêm kết mạc do dị ứng: Khi trẻ tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa hoặc bụi hữu cơ khiến mắt trẻ có phản ứng bất thường.
Các mẹ có con từ 3 tháng tuổi trở lên hãy đề cao cảnh giác với bệnh viêm kết mạc. Vì giai đoạn này trẻ hay dụi tay vào mắt, miệng nên rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn. Khi đi học mẫu giáo, tiếp xúc nhiều hơn với bạn bè và mầm bệnh qua đồ chơi và các vật dụng cá nhân, trẻ cũng dễ mắc bệnh hơn. Dưới đây là một số con đường lây nhiễm bệnh mẹ nên biết để giúp con phòng tránh:
Ba mẹ có thể nhận biết viêm kết mạc ở trẻ nhỏ qua các triệu chứng như:
Nếu không suy giảm thị lực, thông thường bé vẫn nhìn được nhưng nếu tình trạng nghiêm trọng mẹ sẽ thấy mắt trẻ có thể bị sưng đỏ, chảy máu dưới kết mạc.
Ngoài ra một số loại viêm kết mạc có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: Viêm kết mạc do lậu cầu hay viêm kết mạc mùa xuân có thể chuyển sang loét giác mạc hoặc mắt hột gây lông quặm gây sẹo giác mạc nếu không loại bỏ.
Khi ba mẹ phát hiện trẻ có các dấu hiệu viêm kết mạc nên đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa mắt để khám. Chẩn đoán đúng nguyên nhân từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu trẻ uống thuốc mà không có tác dụng thì mẹ nên dừng thuốc, đưa bé đi khám lại để tránh tình trạng suy giảm thị lực về sau.
Viêm kết mạc do vi khuẩn: Trẻ em bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc nhỏ mắt trong 2 - 5 ngày đầu. Các trường hợp nặng hơn xảy ra như nhiễm trùng nặng, giả mạc thì sẽ được chỉ định dùng kháng sinh toàn thân ngay từ đầu.
Viêm kết mạc do vi rút: Dùng thuốc nhỏ kháng sinh để chống bội nhiễm và nâng cao sức khỏe. Mẹ cho trẻ dùng corticoid, aciclovir theo chỉ định của bác sĩ.
Viêm kết mạc do dị ứng: Trước hết, mẹ nên cách ly trẻ với tác nhân gây dị ứng như lông thú, khói bụi, phấn hoa,… Ngoài thuốc nhỏ mắt, mẹ cho trẻ uống thuốc kháng histamin theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu nghi ngờ con mình bị viêm kết mạc, tốt nhất nên đưa bé đến bác sĩ để khám và kê đơn thuốc phù hợp. Viêm kết mạc do vi rút có thể tự khỏi, thường sau 3 - 4 ngày mà không cần dùng thuốc, nhưng thay vào đó bạn nên cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cao sức đề kháng phòng chống bệnh tốt hơn.
Mẹ nên dùng một miếng bông riêng nhúng vào nước ấm để lau nhẹ mắt nếu trẻ bị ngứa hoặc chảy dịch mắt. Để tránh lây nhiễm hãy rửa tay cho con và mẹ thường xuyên, đặc biệt là sau khi làm sạch vùng mắt bị nhiễm khuẩn. Không dùng chung khăn tắm, khăn mặt hoặc thuốc nhỏ mắt với người thân trong gia đình.
Khi trẻ bị viêm kết mặc, cha mẹ cần lưu ý một số điều như sau:
Bệnh viêm kết mạc ở trẻ em khiến các bé vô cùng khó chịu. Lấy tay dụi mắt thường xuyên có thể làm tổn thương giác mạc của trẻ và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, các mẹ hãy luôn quan sát và chăm sóc cho đôi mắt của con cẩn thận. Đồng thời thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giúp trẻ tránh xa các tác nhân gây hại cho mắt.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.