Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Những đối tượng nào dễ mắc cúm A(H1N1) cao và làm thế nào để phòng tránh dịch cúm hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Cúm A(H1/N1) là một loại bệnh dịch nguy hiểm với nguy cơ lây lan rất nhanh. Bệnh dịch cúm này thường bùng nổ vào thời điểm giao mùa và đa số bệnh nhân tử vong đều là những đối tượng có nguy cơ cao dễ bị biến nặng. Vậy những đối tượng nào dễ mắc cúm A(H1/N1) và cách phòng dịch như thế nào mới hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Theo Viện Pasteur TP.HCM, những đối tượng dưới đây sẽ dễ có nguy cơ mắc cúm A/H1N1 và cần chủ động tiêm ngừa:
- Những người cao tuổi (trên 65 tuổi), hoặc trẻ em dưới 5 tuổi. Đặc biệt những trẻ dưới 2 tuổi dễ bị biến chứng phổi.
- Người có các bệnh mạn tính như bệnh hen suyễn, bệnh tim mạch, bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính, bệnh tiểu đường, người bị rối loạn chức năng cơ thể như thận, gan, máu, những người có vấn đề về thần kinh, chậm phát triển trí tuệ.
- Người bị suy giảm miễn dịch do mắc bệnh (ung thư, HIV/AIDS) hoặc do dùng thuốc.
- Phụ nữ đang trong thời kì mang thai.
Trẻ em là một trong những đối tượng có nguy cơ nhiễm cao
Những đối tượng trên cũng là những đối có nguy cơ bị biến chứng nặng khi bị cúm A(H1/N1) bởi sức chống đỡ bệnh tật bị giảm sút nên virus sẽ dễ dàng tấn công vào. Không chỉ gây ra biến chứng nặng mà còn có nguy cơ bị tử vong cao.
Trong tất cả những đối tượng kể trên, phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh và bệnh dễ biến chứng nặng nhất. Vì vậy, cần phải cố gắng để tránh bị lây nhiễm cúm, hạn chế đến những nơi đông người. Khi có các dấu hiệu như bị sốt, ho thì cần phải đến các cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám, theo dõi và phát hiện sớm nếu bệnh trở nặng, không nên tự ý điều trị và mua thuốc uống ở ngoài.
Bên cạnh đó, cần phải theo dõi kỹ cử động của thai nhi, nếu thấy thai máy yếu hoặc không máy, đau bụng nhiều, ra nước ối phải lập tức báo ngay cho bác sĩ. Đặc biệt trong thời gian điều trị cần phải tuân thủ theo đúng những hướng dẫn của thầy thuốc, thực hiện dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.
Đối với những đối tượng là người già, trẻ em khi bắt đầu phát hiện thấy các triệu chứng của bệnh cúm cần phải đến các cơ sở y tế để được theo dõi sức khỏe. Chú ý theo dõi, phát hiện sớm các dấu hiệu trở nặng của bệnh cúm để báo ngay cho thầy thuốc và cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo những hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Nên đến cơ sở y tế để được theo dõi sức khỏe kịp thời
Đối với những người bị bệnh đái tháo đường nên thường xuyên uống nước và uống nhiều nước. Cố gắng duy trì chế độ ăn như thường lệ nên chọn những món hợp khẩu vị (vì bệnh cúm dễ gây cảm giác chán ăn) để nồng độ đường trong máu không bị hạ thấp. Đặc biệt, cần phải chú ý kiểm tra trọng lượng cơ thể mỗi ngày, cứ sau 4 tiếng là kiểm tra lượng đường trong máu một lần và đo nhiệt độ cơ thể vào mỗi buổi sáng và tối.
Đối với những người bị suy tim cần phải chú ý theo dõi nhịp thở, nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường thì cần phải báo ngay với các bác sĩ điều trị để được hỗ trợ kịp thời. Đối với những người bị hen suyễn cần phải được giám sát chặt chẽ tình trạng cơn hen và báo ngay khi thấy khó thở hoặc khi thấy những biểu hiện bất thường của cơn hen suyễn.
Tất cả các bệnh nhân bị cúm, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao cần phải được theo dõi sức khỏe nghiêm ngặt để được phát hiện và điều trị kịp thời khi bệnh có dấu hiệu trở nặng sau đây:
- Thở nhanh, khó thở hoặc thở nông, cảm giác hụt hơi, tức ngực.
- Đau hoặc cảm giác nặng ngực hoặc bụng.
- Chóng mặt, nôn ói liên tục hoặc nôn ói nhiều.
- Không tỉnh táo, cảm giác buồn ngủ, lơ mơ.
- Các triệu chứng cúm (sốt, ho…) đã giảm nhẹ bỗng nhiên xuất hiện trở lại.
Những triệu chứng cho thấy bệnh nhân cần được chăm sóc y tế khẩn cấp
Khi có các dấu hiệu nói trên, các bệnh nhân cần phải đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được theo dõi và được hỗ trợ điều trị kịp thời, tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra.
Để phòng ngừa cúm A, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp đối với cúm mùa thông thường bao gồm:
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang khi ra đường hoặc đến những nơi đông người trong mùa dịch. Đối với nhóm đối tượng nguy cơ như người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em... cần tránh tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc nghi ngờ mắc cúm.
- Thường xuyên vệ sinh nơi ở, lớp học, nơi làm việc và lau chùi vật dụng, đồ chơi bằng hóa hóa sát khuẩn.
- Tăng cường sức đề kháng bằng chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, sinh hoạt hợp lý, thường xuyên tập luyện thể dục hàng ngày để nâng cao sức khỏe.
- Tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên, người lớn tuổi và những người có nguy cơ mắc bệnh cao.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại dịch cúm này, biết được những đối tượng dễ mắc cúm A(H1/N1) và cách phòng tránh dịch hiệu quả. Không riêng gì những đối tượng này mà tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, cần phải chú ý đến sức khỏe để có cách chữa trị kịp thời.
Thủy Phan
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.