Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cúm A là một bệnh truyền nhiễm phổ biến, thường biểu hiện bằng các triệu chứng như sốt, ho, đau nhức cơ thể và mệt mỏi. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc liệu nhiễm cúm A có bị tiêu chảy không bởi triệu chứng này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời.
Tiêu chảy không phải là triệu chứng đặc trưng của cúm A nhưng vẫn có thể xuất hiện ở một số trường hợp, đặc biệt là ở trẻ em hoặc người có hệ miễn dịch yếu. Triệu chứng này thường do cơ thể phản ứng với virus hoặc do mất cân bằng điện giải trong quá trình sốt và mệt mỏi. Những thông tin tiếp theo đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa cúm A và tiêu chảy, đồng thời cung cấp các dấu hiệu cảnh báo cần gặp bác sĩ.
Cúm A là một bệnh nhiễm virus đường hô hấp với triệu chứng khởi phát đột ngột như sốt cao (38 - 40°C), ho không đờm, đau họng, viêm mũi, đau đầu, mệt mỏi và ớn lạnh. Tuy là bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến hệ hô hấp, cúm A còn có thể gây các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa, bao gồm buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.
Cúm A có thể nặng hơn, đặc biệt là với chủng H1N1 (cúm lợn) dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như khó thở, đau ngực, mất nước, chóng mặt, co giật và yếu cơ. Những triệu chứng này yêu cầu người bệnh phải thăm khám bác sĩ kịp thời.
Virus cúm A thuộc họ Orthomyxoviridae, lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp với hai loại glycoprotein bề mặt là hemagglutinin (H) và neuraminidase (N), chia thành nhiều chủng như A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1. Mặc dù các triệu chứng của cúm A có thể tự khỏi trong vòng 5 - 7 ngày nhưng trong một số trường hợp, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp, viêm não, viêm cơ tim, sốc nhiễm độc hoặc hội chứng Reye.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, cúm A gây ra hàng chục nghìn ca tử vong và hàng trăm nghìn ca nhập viện mỗi năm.
Một trong những vấn đề liên quan đến nhiễm cúm A được nhiều người quan tâm đó là nhiễm cúm A có bị tiêu chảy không?
Cúm A là một bệnh nhiễm virus có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả hệ tiêu hóa. Mặc dù các triệu chứng điển hình của cúm A thường là sốt, ho, nghẹt mũi và đau đầu, một số trường hợp có thể xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ em.
Theo các chuyên gia y tế, triệu chứng tiêu chảy do cúm A ít phổ biến hơn so với các triệu chứng hô hấp nhưng vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là khi virus ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Một nghiên cứu tại Đài Loan cho thấy, tỷ lệ trẻ em nhiễm cúm A phải nhập viện và gặp phải triệu chứng tiêu chảy lên đến 18,4%. Ngoài ra, các báo cáo về cúm A/H5N1 cũng đã xác nhận virus cúm A có thể gây tiêu chảy, viêm dạ dày ruột và có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa trước khi tác động đến hệ hô hấp. Đặc biệt, trong các trường hợp nhiễm cúm A/H1N1, khoảng 25% bệnh nhân cũng gặp phải vấn đề tiêu hóa, bao gồm tiêu chảy.
Một ví dụ điển hình là trường hợp của một nam thanh niên 21 tuổi, không có bệnh nền, đã đến bệnh viện với triệu chứng sốt cao và đau họng. Sau khi xét nghiệm và xác định mắc cúm A, bệnh nhân phát triển thêm triệu chứng đau bụng dưới và tiêu chảy kèm theo máu. Sau ba ngày điều trị, tình trạng tiêu chảy và đau bụng của bệnh nhân đã được cải thiện và bệnh nhân được xuất viện sau một tuần điều trị.
Mặc dù nguyên nhân gây tiêu chảy trong trường hợp cúm A chưa được xác định rõ ràng, các chuyên gia cho rằng có thể là do virus cúm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa, làm thay đổi hoạt động của hệ vi khuẩn đường ruột, từ đó gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy và nôn mửa. Các yếu tố khác có thể bao gồm sự suy yếu của hệ tiêu hóa khi cơ thể đang chiến đấu với virus.
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng, có thể nhẹ với các triệu chứng như đầy hơi, đau bụng và nôn mửa. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể gặp phải tình trạng mất nước, sụt cân, đau bụng dữ dội và đi ngoài có kèm máu. Đây là một tình trạng cần được theo dõi và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Sau khi đã biết cúm A có bị tiêu chảy không thì bạn cũng cần biết các dấu hiệu cảnh báo khi nào cần đi khám bác sĩ.
Khi bị cúm A kèm theo triệu chứng tiêu chảy, hầu hết bệnh nhân sẽ tự khỏi mà không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, nếu tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng, với tần suất đi ngoài hơn 10 lần trong ngày hoặc mất quá nhiều chất lỏng, cơ thể không thể hấp thu đủ lượng nước dẫn đến mất nước nghiêm trọng, người bệnh cần gặp bác sĩ ngay lập tức để được điều trị kịp thời.
Đặc biệt, những đối tượng như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch suy yếu cần được theo dõi cẩn thận. Các dấu hiệu cho thấy người bệnh cần thăm khám bác sĩ bao gồm tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày mà không thuyên giảm, tiêu chảy có máu, đau bụng hoặc đau trực tràng dữ dội, khát nước quá mức, khô miệng, đi tiểu ít hoặc không đi tiểu, chóng mặt hoặc choáng váng, suy nhược nghiêm trọng, nước tiểu sẫm màu hoặc sốt cao trên 39°C.
Đặc biệt lưu ý đối với trẻ em, dấu hiệu mất nước có thể bao gồm việc không ướt tã trong vòng 3 giờ, miệng và lưỡi khô, khóc không có nước mắt. Khi gặp các triệu chứng này, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để tránh các biến chứng nguy hiểm và được điều trị kịp thời.
Phòng ngừa bệnh cúm A là một bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng cúm. Vắc xin cúm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng do cúm gây ra.
Ngoài việc tiêm vắc xin, các biện pháp phòng ngừa khác cũng rất quan trọng để giảm nguy cơ lây nhiễm cúm A. Những thói quen đơn giản nhưng hiệu quả bao gồm:
Ngoài ra, cúm A cũng có thể gây triệu chứng tiêu chảy, đặc biệt ở trẻ em. Mặc dù không phải là triệu chứng phổ biến, tiêu chảy do cúm A có thể tự khỏi trong vài ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài, người bệnh cần đến bác sĩ để được can thiệp kịp thời.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc nhiễm cúm A có bị tiêu chảy không cũng như biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Dù tiêu chảy có thể xảy ra khi nhiễm cúm A nhưng hầu hết trường hợp đều không nghiêm trọng và có thể kiểm soát bằng chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn hoặc người thân gặp tình trạng tiêu chảy kéo dài, mất nước nghiêm trọng hoặc các triệu chứng khác trở nên tồi tệ hơn, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu có 3 loại vắc xin cúm được cấp phép sử dụng, bao gồm: Vaxigrip Tetra (Pháp), Influvac Tetra (Hà Lan) và Ivacflu-S (Việt Nam). Tất cả các vắc xin này đều được sản xuất theo cơ chế bất hoạt và được chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn. Riêng vắc xin Ivacflu-S chỉ được chỉ định cho người lớn từ 18 đến 60 tuổi. Với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp và cơ sở vật chất hiện đại, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là địa chỉ đáng tin cậy khi bạn lựa chọn tiêm vắc xin phòng cúm mùa. Bạn có thể đến các Trung tâm Tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc để được tư vấn và tiêm phòng an toàn!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.