Những loại thuốc trị viêm da tiết bã ở mặt tốt nhất được bác sĩ khuyên dùng
Ngày 28/09/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Có nhiều loại thuốc có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm da tiết bã. Những loại thuốc này có khả năng kiểm soát lượng dầu trong da, giảm viêm nhiễm, cải thiện tình trạng da tổn thương. Cùng tìm hiểu về những loại thuốc trị viêm da tiết bã ở mặt được bác sĩ khuyên dùng nhiều nhất.
Viêm da tiết bã là một vấn đề phổ biến mà nhiều người phải đối mặt. Không chỉ gây khó chịu về mặt thẩm mỹ, bệnh còn gây tác động tiêu cực đến sự tự tin của người bệnh. Tuy nhiên, không cần phải lo lắng quá nhiều vì hiện nay đã có nhiều loại thuốc trị viêm da tiết bã ở mặt an toàn và hiệu quả. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ giới thiệu tới bạn đọc các loại thuốc hiệu quả nhất để xử lý viêm da tiết bã.
Thuốc trị viêm da tiết bã ở mặt Tây y
Trong việc điều trị viêm da tiết bã, sử dụng thuốc Tây y đã trở thành một phương pháp phổ biến và được nhiều người áp dụng bởi hiệu quả mang lại. Sau vài lần sử dụng, người bệnh thường có thể cảm nhận da dịu hơn, giảm triệu chứng của bệnh. Các loại thuốc trị viêm da tiết bã ở mặt Tây y này thường hướng đến mục tiêu giảm tiết bã dầu và điều trị viêm da dầu.
Dưới đây là những loại thuốc trị viêm da tiết bã ở mặt phổ biến nhất.
Thuốc trị viêm da tiết bã ở mặt dạng bôi
Những loại thuốc trị viêm da tiết bã ở mặt dạng bôi được bác sĩ khuyên dùng nhiều nhất là:
Kem bôi Ketoconazole: Chứa các thành phần có tính kháng khuẩn và khả năng giảm viêm, thường được sử dụng để kiểm soát và cải thiện các triệu chứng nhẹ như viêm da tiết bã, da bong tróc và da khô.
Kem bôi da Hydrocortisone 1%: Được sử dụng để điều trị các bệnh viêm da như mề đay, dị ứng, mẩn ngứa. Giúp giảm thành phần mạch máu gây viêm và có tác dụng giảm chất gây viêm khi bị viêm da dầu.
Ciclopirox Cream: Chủ yếu được chỉ định khi da mắc các bệnh ngoài da do nấm. Có khả năng kháng nấm và làm giảm sự phát triển của nấm gây bệnh.
Desonide 0,05%: Chứa corticoid giúp giảm phản ứng viêm trên da và bảo vệ hệ miễn dịch. Thường được sử dụng để giảm sưng tấy và ngứa cũng như điều trị các bệnh viêm da như chàm, dị ứng.
Fucidin: Có nhiều ứng dụng khác nhau từ kháng sinh đến giảm ngứa và cải thiện các triệu chứng nhiễm trùng do nấm, virus. Được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh về da bao gồm viêm da tiết bã và chàm da.
Thuốc trị viêm da tiết bã ở mặt dạng uống
Trong trường hợp viêm da tiết bã nặng, đặc biệt có các triệu chứng đau rát, sưng tấy và nhiễm trùng, bác sĩ thường sẽ kết hợp việc sử dụng thuốc uống cùng với thuốc bôi để đảm bảo hiệu quả điều trị. Dưới đây là một số loại thuốc trị viêm da tiết bã ở mặt dạng uống phổ biến:
Thuốc kháng Histamin H1: Thuốc này thường được chỉ định khi người bệnh trải qua viêm da rộng, kèm theo ngứa ngáy và đau rát nhiều. Các loại thuốc này giúp ngăn chặn tổn thương lan rộng trên da và kiểm soát các triệu chứng dị ứng trên da. Một số loại thuốc kháng Histamin H1 bao gồm Clorpheniramin, Acrivastin, Cetirizin Hydroclorid, Fexofenadin, Promethazin Hydroclorid.
Thuốc giảm đau: Trong các trường hợp viêm da tiết bã nặng gây sưng to, bong tróc hoặc đau rát, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc giảm đau. Paracetamol là một loại thuốc giảm đau phổ biến thường được sử dụng cho người bệnh viêm da dầu, giúp hạ sốt nhanh chóng và giảm đau hiệu quả.
Thuốc chống viêm: Khi các triệu chứng viêm da tiết bã gây ra sưng to, viêm nhiễm, thuốc chống viêm là cần thiết. Có hai loại chính là thuốc chống viêm non-steroid giúp ức chế quá trình tổng hợp các thành phần gây viêm và thuốc chống viêm steroid giúp ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch.
Thuốc kháng sinh: Trong những trường hợp viêm da tiết bã kèm theo nhiễm trùng da rộng rãi và nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh. Có hai loại kháng sinh phổ biến là Penicillin và Cephalosporin tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Nếu sử dụng thuốc kháng sinh người bệnh cần tuân thủ liều lượng quy định và không dùng quá liều để tránh kháng thuốc cũng như gặp tác dụng phụ.
Thuốc trị viêm da tiết bã ở mặt Đông y
Theo triết lý Đông y, viêm da dầu hoặc viêm da tiết bã được coi là một bệnh lý ngoài da mãn tính. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh này xuất phát từ tình trạng thận không bảo đảm, dẫn đến sự không ổn định trong hệ thống nội tiết và thể trạng yếu đuối khiến hệ thống miễn dịch trở nên suy yếu và dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như phong hàn, phong nhiệt, vi khuẩn, vi nấm. Thêm vào đó, sự ứ trệ trong lưu thông khí huyết cũng góp phần làm cho da không đủ dưỡng, dẫn đến tăng tiết dầu nhờn và gây ra bệnh viêm da bã tiết.
Để chữa trị viêm da tiết bã một cách hiệu quả, Đông y tập trung vào điều trị từ căn nguyên, tập trung giải quyết nguyên nhân gây bệnh từ bên trong cơ thể, đồng thời thực hiện xử lý và phục hồi da từ bên ngoài, tạo nên tác động đồng thời để loại bỏ triệu chứng bệnh.
Một số bài thuốc trị viêm da tiết bã ở mặt Đông y hiệu quả đó là:
Bài thuốc ngâm rửa: Bao gồm các thành phần như mò trắng, ích nhĩ tử, dâu tằm, ô liên rô, dược liệu trầu không. Bài thuốc này có tác dụng làm sạch và sát khuẩn vùng da bị viêm, loại bỏ dầu nhờn trên da, hỗ trợ giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn.
Bài thuốc bôi ngoài da: Chứa chiết xuất tinh chất ô liên rô, cây sơn, nghệ tươi, trầu không, đạm trúc diệp, bài thuốc này thẩm thấu sâu vào trong da, giúp giảm ngứa, sát khuẩn, duy trì độ ẩm và làm mềm da, từ đó loại bỏ lớp sừng bết trên da, loại bỏ các mảng da bong tróc, kiểm soát tiết dầu nhờn, chữa lành vết thương.
Bài thuốc uống: Bao gồm khổ sâm, kim ngân hoa, tang bạch bì, bồ công anh, sinh địa, kinh giới, hạ khô thảo, hoàng cầm. Bài thuốc này được thiết kế đi sâu vào bên trong cơ thể để kiểm soát cơ chế tiết mồ hôi và dầu nhờn, điều hòa chức năng nội tiết, phục hồi chức năng của can thận và tạng can, bồi bổ khí huyết để tăng cường quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Nhờ điều này, bài thuốc giúp loại bỏ nguyên nhân gây bệnh từ bên trong và ngăn ngừa việc bệnh tái phát.
Các bài thuốc Đông y trên đã mang lại tác động đồng thời, điều trị căn nguyên của bệnh từ gốc rễ, loại bỏ nguyên nhân gây ra các triệu chứng khó chịu của viêm da bã tiết, giúp làn da khỏe mạnh, thông thoáng.
Những lưu ý khi điều trị viêm da tiết bã ở mặt
Trong quá trình chăm sóc và sử dụng thuốc trị viêm da tiết bã ở mặt, cần tuân thủ các hướng dẫn sau để bảo vệ da khỏi tác nhân gây bệnh:
Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ: Không được ngừng thuốc giữa chừng và tránh sử dụng quá liều vì điều này có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc hoặc tác dụng phụ không mong muốn.
Theo dõi tình trạng da: Trong quá trình sử dụng thuốc trị viêm da tiết bã ở mặt, nếu da xuất hiện các dấu hiệu lạ, viêm sưng nặng hơn hay các mảng da bong tróc diện rộng, bạn cần ngừng ngay thuốc và liên hệ với bác sĩ.
Chế độ ăn uống: Hạn chế các thực phẩm có thể gây kích ứng cho da như đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm có nhiều đường hoặc muối.
Bảo vệ da khi ra ngoài: Luôn thoa kem chống nắng, đặc biệt là với làn da nhạy cảm. Chọn loại kem chống nắng không chứa các hóa chất độc hại cho da.
Chăm sóc da sau khi ra ngoài: Làm sạch da một cách nhẹ nhàng sau khi ra ngoài và tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa hóa chất gây viêm da.
Dưỡng ẩm da: Dưỡng ẩm là bước quan trọng trong mọi điều kiện thời tiết. Sản phẩm dưỡng ẩm phải lành tính và phù hợp với da của bạn.
Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi: Thiết lập một chế độ sinh hoạt điều độ, tập thể dục đều đặn và đảm bảo đủ giấc ngủ hàng đêm.
Tránh gãi da mạnh: Không nên gãi mạnh vào vùng da viêm và tránh để tay tiếp xúc trực tiếp với khu vực da đang bị viêm để tránh bị nhiễm trùng.
Khám bác sĩ khi cần thiết: Nếu tình trạng viêm da kéo dài hoặc có các triệu chứng bất thường trên da, bạn cần đến các cơ sở y tế da liễu để được chẩn đoán và kê đơn thuốc trị viêm da tiết bã ở mặt kịp thời. Việc này không chỉ đảm bảo sức khỏe mà còn giúp duy trì tính thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bạn.
Như vậy, Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ tới bạn đọc những loại thuốc trị viêm da tiết bã ở mặt được bác sĩ khuyên dùng nhiều nhất. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích để chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm