Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Những lưu ý khi tiêm uốn ván cho phụ nữ mang thai

Ngày 25/02/2019
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không? cần chú ý những gì và lịch tiêm vào thời gian nào là tốt nhất cho mẹ.

Tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cần chú ý những gì và lịch tiêm vào thời gian nào là tốt nhất cho mẹ.

1. Tiêm phòng uốn ván là gì? Vì sao phải tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai

Uốn ván là một bệnh nguy hiểm mà mỗi người trong chúng ta luôn có nguy cơ mắc phải. Nha bào uốn ván tồn tại nhiều trong đất cát, khi gặp vết thương hở sẽ xâm nhập phát triển thành bệnh.

Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm có tỷ lệ tử vong mà đặc biệt là tử vong cho phụ nữ trong thời gian mang thai và thai nhi rất cao. Bệnh gây ra do nhiễm vi trùng uốn ván trong lúc sinh đẻ, vi trùng vào theo đường sinh dục, gây ra uốn ván tử cung của người mẹ và uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh.

Tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai là điều rất cần thiết, bất cứ phụ nữ nào mang thai cũng không được bỏ lỡ.

Bởi mang bầu là khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm và vất vả, ngoài việc cần chú ý về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, vận động và nghỉ ngơi hiệu quả thì thai phụ cũng cần được tiêm phòng vắc – xin để đảm bảo ngăn chặn tối đa những tác nhân gây bệnh.

Những lưu ý khi tiêm uốn ván cho phụ nữ mang thai 1Tiêm phòng vắc -xin là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé

Tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai sẽ tạo ra kháng thể giúp bảo vệ cả mẹ và bé khi trực khuẩn uốn ván xâm nhập. Đây là cách hữu hiệu duy nhất giúp bà bầu, người trưởng thành nói chung và trẻ em phòng tránh được căn bệnh này. Hiện nay việc tiêm ngừa uốn ván là một mũi tiêm không thể thiếu đối với mẹ bầu trong thai kỳ.

2. Tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mặc dù việc tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai là rất cần thiết, hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ nên có tâm lí lo sợ sẽ có ảnh hưởng đến thai nhi.

Theo nhận định của các bác sĩ, việc tiêm uốn ván cho phụ nữ mang thai thực chất là tiêm trước phơi nhiễm, tạo kháng thể cho mẹ. Việc này sẽ tránh được sự lây nhiễm khi chuyển dạ, đồng thời cũng có thể hỗ trợ sang cơ thể bé, để hạn chế tối đa sự nhiễm trùng uốn ván khi cắt dây rốn.

Vì vậy, việc tiêm uốn ván cho phụ nữ mang thai sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi, mà còn bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.

3. Lịch trình khi tiêm uốn ván cho phụ nữ mang thai

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tất cả phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ đều cần được tiêm phòng uốn ván.

Những lưu ý khi tiêm uốn ván cho phụ nữ mang thai 2Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều cần được tiêm phòng uốn ván

Tổng số lần tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ (15-35 tuổi) là 5 mũi, trong đó tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai lần đầu là 2 mũi cơ bản. Dưới đây là thời gian tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai cần tuân thủ:

  • Mũi thứ nhất: Tiêm khi có thai lần đầu hoặc phụ nữ trong tuổi sinh đẻ
  • Mũi thứ 2: Ít nhất 1 tháng sau mũi 1 và tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng
  • Mũi thứ 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc kỳ có thai lần sau
  • Mũi thứ 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc kỳ có thai lần sau
  • Mũi thứ 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ có thai lần sau
  • Tốt nhất, nên chủ động tiêm nhắc lại mũi thứ 6 khi thời gian tiêm mũi thứ 5 đã trên 10 năm.

4. Những lưu ý khi tiêm uốn ván cho phụ nữ mang thai

Một số lưu ý khi tiêm uốn ván cho phụ nữ mang thai:

  • Khi tiêm uốn ván bà bầu, nên tiêm từ tuần thứ 20 trở đi và mũi cuối cách ngày sinh ít nhất 30 ngày.
  • Việc tiêm phòng uốn ván cần dựa vào tuổi thai và số lần mang thai, mẹ bầu không nên tự ý đi tiêm.
  • Trong thời gian mang thai, Bộ y tế Việt Nam quy định chị em chỉ cần tiêm vắc xin phòng uốn ván. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới và CDC thì mẹ bầu từ 27 -35 tuần có thể tiêm vắc xin phòng bạch hầu - ho gà – uốn ván nếu trước khi mang bầu chưa được tiêm vắc xin này. Trường hợp đặc biệt: nếu bị chó, mèo, khỉ... cắn, chị em cần phải tiêm phòng dại theo sự chỉ định của bác sĩ.
Những lưu ý khi tiêm uốn ván cho phụ nữ mang thai 3Trước khi tiêm phòng uốn ván, chị em phải tham khảo ý kiến bác sĩ chứ không được tự ý tiêm

Trường hợp bị vết thương:

Nếu đã tiêm miễn dịch cơ bản hoặc đã được tiêm liều nhắc lại trong vòng 5 năm thì không cần tiêm phòng uốn ván nữa.

Nếu đã quá 5 năm và nghi ngờ bị nhiễm bệnh thì cần tiêm ngay 0,5ml vắc-xin uốn ván. Nếu bệnh nhân không nhớ rõ đã tiêm trước đó hay chưa thì tiêm 1500IU huyết thanh kháng uốn ván và 0,5ml vắc-xin bằng 2 bơm tiêm và tiêm ở hai vị trí khác nhau. Sau hai tuần tiêm nhắc lại một liều vắc-xin 0,5ml và một tháng sau tiêm liều thứ ba với 0,5ml.

Một số phản ứng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm uốn ván cho phụ nữ mang thai như sau:

  • Xuất hiện quầng đỏ, tiêm uốn ván đau bắp tay hoặc sưng tại chỗ tiêm, sốt 38 – 39 độ C. Các phản ứng phụ này nói chung là nhẹ và sẽ tự mất đi sau 1-2 ngày.
  • Đôi khi có nổi hạch ở nơi tiêm, nhưng trường hợp này rất hiếm gặp. Hiện tượng thâm nhiễm vùng tiêm có thể giảm khi dùng băng ép lạnh.

Hai tuần sau khi tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai thì cơ thể mẹ mới tạo nên kháng thể. Do đó, để vacxin tiêm ngừa đạt hiệu quả cao bạn không nên dùng rượu bia và tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ để bạn có được sự bảo vệ sức khoẻ tốt nhất.

Như vậy, việc tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai có vai trò rất quan trọng. Nó vừa giúp đảm bảo sức khỏe của mẹ, vừa giúp bé sinh ra có kháng thể tốt nhất cho sự phát triển toàn diện.

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Đỗ Viết Chung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, nhiều năm đảm nhiệm vị trí tư vấn dược phẩm và sức khỏe. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.