Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những lưu ý phụ huynh cần biết khi chăm sóc trẻ bị rôm sảy

Ngày 19/08/2022
Kích thước chữ

Rôm sảy là bệnh da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ khi mùa hè đến. Thời tiết nóng ẩm khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi, nhưng tuyến mồ hôi của trẻ lại chưa phát triển hoàn thiện nên mồ hôi thường bị ứ đọng lại, gây nghẽn tuyến mồ hôi và sinh ra rôm sảy.

Mặc dù rôm sảy không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng nó sẽ gây ngứa ngáy, khiến bé con rất khó chịu. Bố mẹ nên biết cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy để bé thoải mái hơn và tránh nguy cơ nhiễm khuẩn làm tình trạng bệnh nặng lên.

Bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ là gì?

Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, tuyến mồ hôi chưa được phát triển hoàn thiện nên mồ hôi thường bị tích tụ dưới da. Gặp điều kiện thời tiết nắng nóng, cơ thể trẻ càng bài tiết nhiều mồ hôi nhưng lại không thoát ra ngoài được, ứ đọng dẫn đến tình trạng bít tắc tuyến mồ hôi và gây ra hiện tượng nổi rôm sảy. Ngoài ra, nếu cho trẻ sử dụng sản phẩm tắm gội hoặc bột giặt không phù hợp cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

Các mụn nước rôm sảy nhỏ li ti, mọc thành từng đám mẩn đỏ, gây cảm giác đau ngứa nên khiến trẻ rất bứt rứt khó chịu. Rôm sảy thường mọc nhiều ở vùng da đổ nhiều mồ hôi như trán, cổ, da đầu, ngực, lưng, vai hay kẽ nách, kẽ háng. Phần lớn các trường hợp rôm sảy đều sẽ tự khỏi, tuy nhiên nếu trẻ gãi ngứa làm trầy xước, nhiễm khuẩn da, rôm sảy có thể biến thành những mụn mủ và nhọt rất khó điều trị. Do đó, khi thấy vài triệu chứng bệnh, bạn nên xem ngay cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy để có hướng điều trị kịp thời. 

Những lưu ý phụ huynh cần biết khi chăm sóc trẻ bị rôm sảy 1

Bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ là bệnh như thế nào?

Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà

Bệnh rôm sảy tương đối lành tính, hầu hết sẽ tự khỏi mà không cần can thiệp y khoa. Để giảm bớt triệu chứng rôm sảy nhằm giúp bé dễ chịu hơn, phụ huynh có thể làm giảm tiết mồ hôi cho trẻ theo các cách dưới đây:

  • Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí, sử dụng chất liệu cotton mềm, thấm hút tốt.
  • Dùng máy lạnh, quạt thông khí để làm mát, tăng cường lưu thông khí trong không gian sinh hoạt.
  • Hạn chế vận động của trẻ để giảm đổ mồ hôi.
  • Tăm thường xuyên cho trẻ, vệ sinh sạch sẽ các vùng kẽ như nách, bẹn nhằm giúp làm thông thoáng lỗ chân lông, mồ hôi được bài tiết dễ dàng hơn. Sau khi tắm, phụ huynh dùng khăn mềm, thấm hút tốt lau nhẹ lên người bé, không chà mạnh để tránh tạo tổn thương cho da.

Nếu trẻ bị ngứa nhiều, bố mẹ có thể dùng các thuốc bôi ngoài da như dung dịch Calamine hay thuốc Anhydrous để giảm cảm giác khó chịu cho trẻ, ngăn ngừa trường hợp trẻ cào gãi gây trầy xước, nhiễm trùng và làm bệnh thêm nghiêm trọng.

Lưu ý trước khi bôi các loại kem ngoài da, phụ huynh nên dùng khăn lau sơ vùng da bị rôm sảy của bé. Khăn hạ sốt Dr. Papie 3MO+ có chứa lớp gel giảm nhiệt, giúp làm sạch và dịu mát vùng da bị rôm sảy ngứa ngáy của trẻ. Khăn được tiệt trùng kép, làm từ chất liệu cotton không dệt nên có khả năng thấm hút rất tốt, đồng thời đem lại cảm giác mát mẻ, mềm mại trên da bé.

Dùng khăn hạ sốt Dr. Papie 3mo+ để chăm sóc trẻ bị rôm sảy

Dùng khăn hạ sốt Dr. Papie 3mo+ để lau vùng da bị rôm sảy

Một số biến chứng của rôm sảy ở trẻ em

Rôm sảy tương đối lành tính và có thể tự khỏi, tuy nhiên nếu chăm sóc trẻ bị rôm sảy không đúng cách, bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng, cụ thể:

  • Nhiễm trùng: Rôm sảy gây ngứa ngáy nên khiến trẻ gãi nhiều, làm da bị trầy xước, vi khuẩn thông qua các vết xước này xâm nhập vào tế bào da, gây nhiễm trùng, hình thành nên các mụn mủ.
  • Sốc nhiệt: Trẻ bị rôm sảy dạng nặng trong thời tiết nắng nóng dễ dẫn đến tình trạng choáng do nhiệt với những biểu hiện như đau đầu, mạch đập nhanh, hạ huyết áp,... và có thể gây ra các tình trạng nguy hiểm.

Nếu trẻ xuất hiện các biến chứng trên hoặc tình trạng rôm sảy kéo dài quá 4 ngày, có dấu hiệu sốt, ớn lạnh không rõ nguyên nhân, mạch bạch huyết bị sưng ở vùng bẹn, nách, cổ,... thì phụ huynh nên đưa ngay bé đến cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng cách.

Những lưu ý phụ huynh cần biết khi chăm sóc trẻ bị rôm sảy 3

Đưa trẻ đến bác sĩ khi phát hiện các biến chứng của rôm sảy

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị rôm sảy

  • Nếu bé là trẻ sơ sinh, hãy cho bé bú nhiều hơn, trường hợp lớn hơn 6 tháng tuổi thì cho bé uống nhiều nước, ăn trái cây tươi để chống mất nước do quá trình thải nhiệt và tăng cường sức đề kháng. 
  • Giặt quần áo của trẻ sạch sẽ bằng nước giặt dành riêng cho trẻ nhỏ, phơi ở nơi có ánh nắng mặt trời và không có khói bụi.
  • Cắt ngắn móng tay cho trẻ, nhắc nhở trẻ không được gãi ngứa để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Không dùng phấn rôm hay các loại kem thoa lên vùng da bị rôm sảy thì như vậy lỗ chân lông càng bít tắc, rôm sảy càng nặng hơn.
  • Hạn chế cho trẻ vận động ngoài thời điểm nắng nóng để giảm lượng mồ hôi bài tiết.
  • Tắm rửa hằng ngày cho trẻ với nước mát và các loại sữa tắm nhẹ nhàng, không làm khô da.

Những lưu ý phụ huynh cần biết khi chăm sóc trẻ bị rôm sảy 4

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị rôm sảy

Rôm sảy ở trẻ nhỏ là bệnh lành tính, có thể tự khỏi mà không cần điều trị quá nhiều. Phụ huynh chỉ cần lưu ý một số điểm khi chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà để tránh các biến chứng không đáng có là bé đã có thể hồi phục nhanh chóng.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin