Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mụn nước ở chân có nhiều kích thước nhưng đều gây tiết dịch, ngứa ngáy, khó chịu và bất tiện cho cuộc sống của người bệnh. Việc nhận định chính xác nguyên nhân gây mụn nước ở ngón chân sẽ giúp người bệnh hiểu rõ mức độ nguy hiểm, chủ động thăm khám điều trị nhằm ngăn ngừa, hạn chế tối đa các biến chứng ngoài ý muốn.
Đa số các trường hợp mụn nước đều phát triển ở những vùng da dày như: Bàn tay hoặc bàn chân. Tuy nhiên, có không ít trường hợp, mụn nước có thể xuất hiện ở các ngón chân cũng như kẽ giữa các ngón chân.
Mụn nước là những cấu trúc nổi gồ trên bề mặt da, chứa dịch, nước hoặc mủ bên trong. Mụn nước có thể xuất hiện như một phản ứng của hệ miễn dịch đối với nhiễm trùng hoặc các chấn thương.
Bàn chân là khu vực tập hợp nhiều mạch máu, dây thần kinh cũng như chịu nhiều áp lực từ các bộ phận khác trên cơ thể do đó rất dễ hình thành nhiều nốt mụn chứa nước. So với các vị trí khác, mụn nước ở ngón chân gây đau hơn và khó điều trị hơn nhiều.
Có rất nhiều nguyên nhân gây mụn nước ở ngón chân, bao gồm:
Đổ mồ hôi quá nhiều ở chân sẽ gây tích tụ độ ẩm ở các ngón chân. Từ đó làm tăng nguy cơ kích ứng da và hình thành các nốt mụn nước do ma sát. Người thường xuyên đi giày bít, giày thể thao, các vận động viên là những đối tượng có nguy cơ cao bị nổi mụn nước ở các ngón chân.
Chân cũng như các ngón chân là nơi thường xuyên chịu ma sát và áp lực. Khi da chân cọ xát với giày thường xuyên có thể bị kích ứng, viêm kèm theo một số triệu chứng như: Ngứa, sưng và nổi mụn nước ở các ngón chân.
Trong trường hợp này, chân thường trầy xước hay đỏ ửng do bị kích thích trước khi hình thành mụn nước. Ngón chân có thể bị rò rỉ máu và gây đau đớn nếu bề mặt da bị tổn thương.
Vi nấm có thể phát triển ở bàn chân dẫn đến các triệu chứng như: Nứt nẻ, bong tróc da, ngứa, mụn nước ở các ngón chân khiến da bị đổi màu. Đồng thời việc thường xuyên đi chân trần hay mang vớ ẩm ướt trong điều kiện ẩm thấp cũng có thể gây nổi mụn nước và phát ban ở ngón chân. Đi chân trần ở hồ bơi, phòng gym, phòng thay đồ đôi khi cũng làm tăng nguy cơ bị mụn nước ở ngón chân.
Một số phản ứng dị ứng có thể là nguyên nhân dẫn đến mụn nước ở ngón chân cũng như các vết phồng rộp. Kèm theo đó là các triệu chứng dị ứng khác như: Phát ban, nổi mề đay, ngứa đỏ và sưng ở chân. Dị ứng có thể được hình thành do ma sát với vải Polyester, từ vết cắn của côn trùng hay tiếp xúc với một số hóa chất.
Da vùng ngón chân có thể bị kích ứng do nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Nếu da bạn bị bỏng, để bảo vệ các mô bên dưới cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tạo ra những nốt mụn nước. Tùy vào mức độ tổn thương, mụn nước có thể hình thành ngay lập tức hoặc sau hai ngày gặp phải tác nhân gây bỏng.
Ngược lại, nhiệt độ quá lạnh làm đóng băng và phá hủy các tế bào trong da, khiến da chân bị tê cóng. Khi đó, ngay lập tức cơ thể sẽ tự hình thành các nốt mụn nước để bảo vệ và giữ nhiệt trong cơ thể.
Việc nổi mụn nước ở ngón chân cũng có thể là do bệnh chàm (Eczema) gây ra. Bệnh lý này thường được kích hoạt bởi vi khuẩn, các chất gây dị ứng, một số chất gây kích thích khác hay do da quá khô, đổ mồ hôi.
Các triệu chứng bệnh chàm thường gặp khác bao gồm:
Viêm da tiếp xúc có thể gây kích ứng da và hình thành vết phồng rộp ở vị trí tiếp xúc. Mụn nước có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc phơi nhiễm dần sau một thời gian tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm da tiếp xúc bao gồm: Vết cắn của côn trùng, các chất tẩy rửa, hóa chất trong phòng thí nghiệm, Niken, Sunfat, Coban hoặc các loại kim loại khác.
Tổ đỉa là một dạng tổn thương da dẫn đến các mụn nước đục, nhỏ li ti thường phát triển ở bàn chân, ngón chân gây ngứa và đau dữ dội. Bệnh thông thường mất khoảng 3 - 4 tuần để chữa khỏi nhưng tổ đỉa ở chân cần nhiều thời gian hơn mới được cải thiện bởi tính chất ma sát và di chuyển nhiều.
Khi bị tổ đỉa ở chân ma sát có thể khiến mụn nước ở chân bị vỡ, chảy dịch ra bên ngoài và làm móng chân bị mất hình dạng thông thường. Người bệnh có thể tham khảo một số cách chữa tổ đỉa bằng củ ráy an toàn mà hiệu quả.
Mụn nước ở ngón chân đôi khi là dấu hiệu cảnh báo tình trạng rối loạn da hoặc một số bệnh truyền nhiễm như:
Mụn nước ở ngón chân thường không nghiêm trọng và sẽ tự cải thiện sau vài ngày. Tuy nhiên, người bệnh có thể tăng khả năng hồi phục bằng một số biện pháp sau:
Do chứa ít chất lỏng nên các nốt mụn nước kích thước nhỏ thường có xu hướng lành nhanh sau một vài ngày. Điều quan trọng là bạn không được làm thủng hay vỡ nốt mụn nước để tránh gây chảy máu, nhiễm trùng hay một số vấn đề khác.
Cách xử lý, điều trị các nốt mụn nước nhỏ ở ngón chân như sau:
Nếu không điều trị, mụn nước lớn ở chân có thể gây đau đớn và nhiễm trùng khi tự vỡ. Các nốt mụn nước lớn cần được dẫn lưu máu, dịch và mủ ra bên ngoài. Biện pháp chăm sóc như sau:
Nếu nghi ngờ hay nhận thấy mụn nước bị nhiễm trùng (sưng tấy, xuất hiện mủ, dịch vàng), người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức. Sau khi kiểm tra tình trạng, bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị phù hợp và chỉ định dùng một số loại thuốc như: Thuốc mỡ kháng sinh, kem chống nấm, thuốc chống viêm.
Hầu hết mụn nước phát sinh là do khả năng tự bảo vệ của cơ thể, nhưng chúng lại gây mất thẩm mỹ và cảm giác đau rát khó chịu. Mụn nước ở ngón chân hay bất kỳ vị trí nào trên cơ thể cũng cần phải chăm sóc kỹ lưỡng tránh làm các nốt mụn tổn thương nghiêm trọng hơn, vỡ ra, lan rộng và nguy cơ gây nhiễm trùng.
Minh QA
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.