Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chăm sóc vết thương thiếu khoa học và sai cách có thể khiến chúng nặng hơn và gây nên nhiều biến chứng đáng tiếc. Do đó, tìm hiểu những nguyên tắc chăm sóc vết thương cơ bản và đúng kỹ thuật là việc làm cần thiết giúp bạn có thêm kiến thức trong việc chăm sóc bản thân cũng như những người thân trong gia đình.
Hiện nay, rất nhiều người đang áp dụng những kỹ năng chăm sóc vết thương theo mẹo dân gian hoặc truyền miệng để nhanh khỏi nhưng ko phải lúc nào cũng hiệu quả. Theo các nghiên cứu khoa học, để nhanh chóng hồi phục thì ngoài băng bó vết thương đúng cách bạn cần chăm sóc vết thương theo các nguyên tắc cơ bản dưới đây.
Đầu tiên, cần tiến hành đánh giá vết thương dựa vào các yếu tố sau:
Chăm sóc vết thương cơ bản không thể bỏ qua khâu đánh giá vết thương trên da
Dù nhiều hay ít, bất kỳ vết thương nào cũng có sự tồn tại của vi khuẩn. Vì vậy, loại bỏ dị vật, mô dập, lấy sạch máu tụ là việc làm cần thiết để cắt đứt nguồn cung cấp thức ăn cho vi khuẩn. Đồng thời tránh đem thêm vi khuẩn mới vào và giữ tình trạng vô khuẩn cho vết thương.
Sự ứ đọng máu cũ, dịch, dị vật… không chỉ cung cấp thức ăn cho vi khuẩn mà còn khiến vết thương không có khả năng tăng sinh mô hạt. Do đó, để đẩy nhanh quá trình lành vết thương cần dẫn lưu dịch thật tốt nhằm kích thích mô hạt mọc.
Vết thương nào cũng tự sẽ hình thành hàng rào bảo vệ nên khi chăm sóc vùng da bị tổn thương không nên phá hủy lớp màng tự vệ này. Tốt nhất nên hạn chế chạm tới vết thương, tránh làm tổn thương vùng xung quanh. Bên cạnh đó cần thay băng y tế thường xuyên đúng kỹ thuật để tránh ảnh hưởng đến mô hạt vừa hình thành và hạn chế gây thêm một vết thương mới cho người bệnh.
Dung dịch sát khuẩn có khả năng bảo vệ vết thương tránh vi khuẩn xâm nhập nhưng nó cũng có thể làm tổn thương mô hạt. Vì vậy, nếu không có chỉ định của bác sĩ, không nên dùng dung dịch sát khuẩn bôi lên vết thương.
Thực hiện các biện pháp sơ cứu giúp vết thương mau lành
Giữ ẩm là việc cần thiết giúp vết thương mau lành nhưng không phải là làm ướt vết thương. Do đó cần thay băng khi thấy vết thương thấm ướt.
Lưu ý đến các nguy cơ gây nhiễm trùng vết thương như: Ô nhiễm, dị vật, vi khuẩn hiện diện khi đóng vết mổ, vết khâu căng, mô dập nát rộng, suy kiệt, mất nước, thiếu máu, phẫu thuật kéo dài…
Các sản phẩm sơ cứu vết thương cần được lựa chọn từ các thương hiệu uy tín, chất lượng để đạt hiệu quả tốt khi dùng.
Chọn băng gạc dùng để băng vết thương phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Loại vết thương, vị trí, kích thước và mức độ nghiêm trọng. Nếu đang phân vân không biết chọn sản phẩm nào thì băng gạc Urgosterile là lựa chọn tuyệt vời cho bạn.
Ưu điểm khi sử dụng:
Băng gạc Urgosterile giúp hạn chế vi khuẩn, mau lành vết thương
Ngoài các trường hợp cần băng kín, một số vết thương không cần băng để giúp người bệnh dễ quan sát diễn biến, dễ tắm rửa, tránh dị ứng băng dính và loại trừ điều kiện ấm, ẩm, tối khiến vi khuẩn phát triển tại vết thương.
Thực hiện đúng kỹ thuật băng và rửa vết thương để tránh ảnh hưởng đến các mô
Trong đời sống sinh hoạt và lao động hàng ngày, chúng ta khó tránh được các tình huống dẫn đến xây xát, hay vết thương gây đau đớn, thậm chí nguy hiểm. Chăm sóc vết thương đúng kỹ thuật sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn trang bị được những kỹ năng cần thiết và có được cách chăm sóc vết thương an toàn, nhanh lành nhất.
Minh QA
Nguồn tham khảo: hellobacsi.com
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.