Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Băng vệ sinh là vật không thể thiếu của chị em phụ nữ, nhất là trong những ngày “ẩm ướt”. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dùng. Nếu bạn sử dụng chúng một cách đúng đắn sẽ không có điều gì xấu xảy ra. Ngược lại, một khi dùng sai, tác hại khi sử dụng băng vệ sinh sai cách có thể khiến bạn ân hận đấy.
Thói quen để băng vệ sinh trong nhà tắm để tiện sử dụng có thể khiến nhiều chị em phải chịu hậu quả nặng nề. Bởi nhà tắm là môi trường ẩm ướt và có rất nhiều vi khuẩn gây hại. Các loại vi khuẩn này có thể xâm nhập vào băng vệ sinh và khi dùng chúng, hiển nhiên vi khuẩn có thể gây hại cho cơ thể người dùng. Ngoài ra, băng vệ sinh bị ẩm ướt cũng làm giảm tác dụng mà nó mang lại.
Thói quen phổ biến của nhiều chị em là dùng băng vệ sinh có mùi thơm để không còn tự ti vì vùng kín có mùi khó chịu trong những ngày đèn đỏ.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, băng vệ sinh có mùi thơm độc hại không kém các loại nước hoa khử mùi vùng kín. Tác hại khi sử dụng băng vệ sinh có mùi thơm thường xuyên là làm tăng khả năng sinh sôi vi khuẩn, dễ gây hăm da, đỏ da do kích ứng.
Tác hại khi sử dụng băng vệ sinh sai cách trong trường hợp lười thay băng thường xuyên là gì? Thông thường, lượng kinh nguyệt ra nhiều nhất vào 1 - 3 ngày đầu chu kỳ và ít dần trong những ngày tiếp theo. Vào những ngày này nếu bạn có thói quen chờ đến khi băng vệ sinh đầy rồi mới thay thì quả thật tai hại. Bởi việc để băng vệ sinh trong một thời gian quá lâu sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh. Điều này không chỉ khiến chị em có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa nữa. Theo các bác sĩ, chị em nên thay băng vệ sinh sau mỗi 3 - 4 giờ sử dụng, cho dù lượng kinh nguyệt ra ít hay nhiều để đảm bảo vệ sinh.
Có thể bạn không biết rằng chất lượng và khả năng diệt khuẩn của băng vệ sinh cũng phụ thuộc nhiều vào hạn sử dụng. Chúng chỉ được sản xuất và thiết kế để kháng khuẩn trong một thời gian nhất định. Do đó, tác hại khi sử dụng băng vệ sinh sai cách trong trường hợp dùng băng quá hạn chính là có thể gây nguy cơ viêm nhiễm vùng kín và mắc bệnh phụ khoa rất cao.
Tay là bộ phận tiếp xúc với nhiều thứ xung quanh và nó cũng là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn gây hại. Nếu bạn không rửa tay bằng xà phòng mà cứ thế thay băng vệ sinh thì các chất bẩn và vi khuẩn đó có thể xâm nhập và tấn công “vùng kín” của bạn. Vì vậy, hãy nhớ rửa tay sạch sẽ trước khi thay băng bạn nhé.
Chúng ta thường dùng băng vệ sinh hàng ngày vào những ngày sau cùng của chu kỳ kinh nguyệt, khi lượng kinh ra rất ít. Tuy nhiên, nhiều bạn gái vẫn sử dụng loại băng này hàng ngày kể cả chưa đến kỳ kinh. Thói quen này có thể khiến cho vùng kín bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển, gây các bệnh phụ khoa…
Tác hại khi sử dụng băng vệ sinh sai cách trong trường hợp bạn chọn dùng loại băng có nguồn gốc không rõ ràng là gì? Trên thị thường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại băng vệ sinh. Nếu chị em không chú tâm và tỉ mỉ trong việc lựa chọn băng vệ sinh thì có thể mua phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người dùng như gây dị ứng, viêm âm đạo. Ngoài ra, có những loại băng vệ sinh giá rẻ còn chứa sẵn vi khuẩn gây bệnh do không đảm bảo vệ sinh trong quá trình sản xuất. Khi gặp môi trường lý tưởng ở vùng âm đạo sẽ sinh sôi và xâm nhập vào bên trong, từ đó gây viêm nhiễm phụ khoa hoặc dẫn đến vô sinh. Tóm lại, trước khi mua băng vệ sinh về dùng, bạn nên tìm hiểu kỹ nguồn gốc xuất xứ của loại băng đó.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, các chuyên gia khuyên chị em nên lựa chọn băng vệ sinh đáp ứng theo những tiêu chí sau:
Việc sử dụng băng vệ sinh đúng cách cực kì quan trọng vì nó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Do đó tìm hiểu những kiến thức về băng vệ sinh sẽ giúp cho chị em cảm thấy thoải mái, không bị áp lực trong ngày đèn đỏ và đảm bảo "cô bé" luôn khỏe mạnh, không bị viêm nhiễm.
Hường
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.