Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Da nhiễm corticoid được xem là tình trạng viêm nhiễm mạn tính vì chất độc corticoid đã tích tụ một lượng lớn bên dưới lớp da. Đây là một tình huống không mấy khả quan. Cùng tìm hiểu những tác hại của corticoid trên da để chủ động tìm biện pháp xử lý nhé!
Corticoid gây ra các tác hại to lớn cho da khi bị lạm dụng quá mức. Việc bôi corticoid trong thời gian dài sẽ đẩy bạn vào tình huống da nhiễm corticoid khó điều trị. Một điều đáng buồn rằng tình trạng nhiễm corticoid lại xuất hiện ngày một nhiều.
Da nhiễm corticoid là tình trạng da bị tổn thương dạng viêm do việc lạm dụng các loại mỹ phẩm hay thuốc bôi chứa thành phần corticoid trong suốt quãng thời gian dài. Lượng corticoid sẽ tích tụ dưới lớp da và dẫn đến việc hình thành những bệnh lý về da nghiêm trọng.
Thông thường, corticoid là một loại thuốc được sử dụng để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau trong y học. Vì vậy, chỉ khi có chỉ định của các bác sĩ, corticoid mới được đưa vào sử dụng. Thế nhưng, hiện nay trên thị trường lại xuất hiện rất nhiều sản phẩm chứa corticoid không rõ nguồn gốc. Điều này khiến số lượng bệnh nhân nhiễm corticoid gia tăng nhanh chóng.
Tùy vào nồng độ cũng như thời gian sử dụng mà tác hại của corticoid trên da biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau.
Những tác hại của corticoid trên da có thể kể đến như:
Để tiến hành điều trị bệnh cũng như khả năng phục hồi cho làn da, bạn cần quay trở lại nguồn gốc của vấn đề chính là các sản phẩm chứa corticoid. Trong thời gian này, bạn không nên ngưng dùng sản phẩm một cách đột ngột. Bởi lẽ làn da đã quá phục thuộc vào các hoạt chất trong một thời gian khá dài, hành động ngừng sẽ khiến da không thể thích ứng kịp hay thậm chí dẫn đến khả năng hoạt tử.
Để đảm bảo an toàn, bạn nên chậm rãi hạ mức độ và tần suất sử dụng sản phẩm corticoid. Khi nhận thấy tình hình có dấu hiệu ổn hơn, lúc này mới ngừng sử dụng sản phẩm.
Cách tốt nhất và nhanh nhất để điều trị và đẩy lùi tình trạng nhiễm corticoid của da chính là thăm khám bác sĩ chuyên khoa và được hỗ trợ điều trị bằng thuốc. Các bác sĩ sẽ kê đơn bao gồm các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh để cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, những loại thuốc bôi trên da cũng có thể được chỉ định.
Với các cấp độ da nhiễm corticoid nhẹ, áp dụng thực hiện phương pháp thải độc bằng mặt nạ có nguyên liệu từ thiên nhiên sẽ mang lại hiệu quả và an toàn cho làn da của bạn.
Một số loại mặt nạ thiên nhiên có tính thải độc, không đem lại các tác dụng phụ cũng như tiết kiệm chi phí cho bạn khi sử dụng như:
Mặt nạ trà xanh: Trà xanh là một trong những loại trà rất giàu polyphenol. Hoạt chất này sở hữu khả năng thải độc tố trong da rất cao. Ngoài ra, các tuyến bã nhờn cũng được kiểm soát và tình trạng mụn dần cải thiện hơn thoạt đầu nhiễm corticoid. Mặt nạ trà xanh không chỉ rất dễ thực hiện mà còn đặc biệt dễ tìm kiếm nguyên liệu ngay tại nhà.
Mặt nạ nghệ: Nghệ không những có thuộc tính chống viêm, kháng khuẩn cao mà còn thải độc da rất tốt. Các chất chống oxy hóa hoạt động cũng sẽ giúp làn da tái tạo và hồi phục nhanh hơn. Mặt nạ nghệ nên là sự lựa chọn của những người có da bị nhiễm corticoid.
Mặt nạ khổ qua: Khổ qua là một trong các loại rau củ sở hữu lượng lớn chất chống oxy hóa tốt cho quá trình tái tạo làn da. Bên cạnh đó, glycoside có trong khổ qua đem lại công dụng đào thải độc tố corticoid bên dưới lớp da một cách hoàn hảo. Các chất chống viêm trong khổ qua hoạt động bên cạnh việc hỗ trợ quá trình hình thành của các tế bào nhằm cải thiện những tổn thương của da.
Bạn có thể thấy những tác hại của corticoid trên da là rất lớn. Vậy nên trước khi sử dụng bất kỳ một loại sản phẩm nào, bạn cũng nên tìm hiểu thành phần, xuất xứ, nguồn gốc để tránh mua nhầm sản phẩm khiến tiền mất, tật mang. Mặt khác, cũng đừng vì những lợi ích trước mắt của corticoid quá hấp dẫn mà bị cám dỗ. Thay vào đó, dưỡng da một cách khoa học để gặt hái được những thành quả thực sự nhé!
Khánh Vy
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.