Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những thông tin cần biết khi sử dụng dầu gió

Ngày 23/01/2023
Kích thước chữ

Không ít người có thói quen sử dụng dầu gió để chữa một số bệnh thông thường. Chỉ cần trong gia đình có người bị đau bụng, hắt hơi hay ngạt mũi… họ đều sử dụng dầu gió, kể cả cho trẻ nhỏ. Thông dụng là vậy nhưng liệu bạn đã hiểu hết về thành phần, công dụng hay dùng dầu gió thế nào mới là đúng cách chưa?. Cùng tìm hiểu nhé!

Dầu gió là sản phẩm quen thuộc dễ dàng tìm thấy trong mỗi gia đình Việt. Nhiều người thường xuyên dùng dầu gió để thoa, hít, pha nước tắm, xông hơi thậm chí là uống… đến mức nghiện dầu.

Tìm hiểu chung về dầu gió

Dầu gió làm từ gì?

Thành phần chủ yếu có trong dầu gió là các tinh dầu, thông thường là tinh dầu bạc hà kết hợp với các loại tinh dầu thiên nhiên khác như: Hương nhu, khuynh diệp, quế, thiên niên kiện, paraphin, đinh hương… Các thành phần còn tùy thuộc vào công thức riêng của từng nhà sản xuất, đây được xem là bí mật thương mại hoặc công thức gia truyền nhiều đời.

Theo khảo sát về các loại dầu gió tại thị trường Việt Nam, có 2 thành phần được tìm thấy nhiều nhất nhất là hai chất có trong tinh dầu bạc hà: Menthol (chiết từ tinh dầu bạc hà) và methyl salicylate (dầu nóng). Dầu gió khá phổ biến ở các nước Đông Á, tuy nhiên vì mùi hương đặc trưng nên chúng không được ưa chuộng ở các nước châu Âu cũng như châu Mỹ.

Dùng dầu gió như thế nào để tránh ảnh hưởng sức khỏe

Các loại dầu gió ở nước ta thường có thành phần chính là bạc hà

Tác dụng của dầu gió

Thành phần chứa các tinh dầu thiên nhiên giúp dầu gió có tác dụng hạ sốt, giảm đau, sát trùng, giảm ho. Không những vậy, sản phẩm còn rất hiệu quả trong việc chữa những chứng bệnh thông thường như:

  • Các trường hợp cảm cúm, cảm lạnh;
  • Nhức đầu, sổ mũi;
  • Đau khớp, đau cơ bắp;
  • Chứng đầy hơi, khó tiêu;
  • Đau dây thần kinh;
  • Bị côn trùng đốt.

Ai không nên dùng dầu gió?

  • Trẻ dưới 24 tháng tuổi không nên dùng dầu gió. Tuyệt đối không dùng cho trẻ sơ sinh, nhất là bôi lên mũi trẻ vì có thể gây ức chế hô hấp.
  • Các đối tượng là phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần cẩn trọng, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu gió.
  • Với các đối tượng bị ra mồi hôi, lở ngứa, ra mồ hôi, sốt cao cũng không nên dùng dầu gió.
  • Các trường hợp bị vừa ốm dậy, suy nhược hoặc bị táo bón, tăng huyết áp cần đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay thay vì cho dùng dầu gió.

Dùng dầu gió như thế nào để tránh ảnh hưởng sức khỏe

Người dễ bị ra mồ hôi hay đang sốt cao không nên sử dụng dầu gió

Dùng dầu gió sai cách có tác hại gì?

Dầu gió chỉ thực sự hiệu quả khi được dùng đúng cách, việc lạm dụng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:

Gây xung huyết da

Dầu gió được khuyến khích sử dụng bằng cách xoa bóp hoặc bôi lên da. Không nên uống hay bôi lên các vết thương hở vì thành phần methyl salicylate có trong dầu gió có thể gây tác dụng phụ xung huyết da. Thành phần này làm cho vùng được thoa dầu nóng lên nhanh hơn, giãn nở các mạch máu ngoại biên, làm tăng tuần hoàn máu và giúp khả năng thẩm thấu trở nên nhanh chóng. Nhờ đó, sẽ giúp giảm nhanh cảm giác cơ cứng và các cơn đau.

Gây tổn thương hệ hô hấp

Dầu gió chứa thành phần methyl salicylate, eucalyptus oil và menthol tạo cảm giác mát lạnh và mang đến công dụng bài tiết mồ hôi, hạ sốt, giảm đau, giảm phù nề, sát trùng và giúp tinh thần sảng khoái. Tuy nhiên, việc sử dụng dầu gió cho trẻ nhỏ quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng kích ứng, tổn thương hệ hô hấp và rách màng nhĩ mũi ở trẻ.

Dùng dầu gió như thế nào để tránh ảnh hưởng sức khỏe

Dùng dầu gió sai cách có thể gây tổn thương hệ hô hấp

Có thể dẫn đến tử vong

Không chỉ gây tổn hại hô hấp, thành phần menthol và các tinh dầu chiết xuất trong dầu gió có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ, một số trường hợp còn dẫn đến tình trạng tử vong. Khi bôi thành phần menthol trực tiếp vào cổ họng hoặc mũi có thể làm trẻ ngừng thở và ngừng tim. Do đó, sau khi sử dụng dầu gió bố mẹ cần theo dõi những dấu hiệu bất thường của trẻ. Nếu nghi ngờ trẻ ngộ độc dầu gió, cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.

Ngộ độc dầu gió

Nếu bị ngộ độc dầu gió, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng như: Buồn nôn, nóng rát miệng, bủn rủn tay chân sau đó là khó thở, co giật, hôn mê. Những trường hợp này nếu không phát hiện sớm có thể dẫn đến tử vong do đó hãy đến ngay cơ sở y tế nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu trên sau khi dùng dầu gió. Triệu chứng nặng hay nhẹ còn tùy thuộc liều lượng dầu gió dùng nhiều hay ít.

Khi trẻ uống phải dầu gió hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường, nghi ngờ ngộ độc sau khi sử dụng dầu gió, cần đến ngay bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Dùng dầu gió như thế nào để tránh ảnh hưởng sức khỏe

Chú ý thực hiện việc sử dụng dầu gió đúng cách để tránh tác động xấu đến sức khỏe

Dùng dầu gió thế nào để đạt hiệu quả tối ưu?

Chọn dầu gió chất lượng tốt

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu dầu gió, đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng và thành phần. Trong đó, dầu hoa trà Camellia Hong Kong Zung Seon là sản phẩm được yêu thích với mùi hương dễ chịu từ thành phần các tinh dầu như: Khuynh diệp, bạc hà, long não, dầu lộc đề… Sản phẩm thích hợp dùng trong các trường hợp như: Cảm cúm, nghẹt mũi, say tàu xe, chóng mặt, côn trùng cắn… Đặc biệt, khi bước vào môi trường không được trong lành, chỉ cần thoa và ngửi một ít hương dầu hoa trà Camellia bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu và thoải mái trở lại.

Một số ưu điểm nổi bật của dầu hoa trà Camellia:

  • Độ nóng nhẹ nhàng và thẩm thấu sâu không gây khô rát và nóng ở vùng da sử dụng.
  • Giảm các triệu chứng bệnh, thích hợp dùng khi cảm cúm, nghẹt mũi, chóng mặt, nhức đầu,...
  • Giảm sưng tấy, viêm nhiễm vết thương do côn trùng cắn, muỗi đốt,...
  • Dùng khi say sóng tàu xe.
  • Hương hoa thơm dịu nhẹ, mang lại cảm giác dễ chịu khi dùng.
  • Dung tích thích hợp, tiện lợi dùng cho gia đình.

Dùng dầu gió như thế nào để tránh ảnh hưởng sức khỏe

Dầu hoa trà Camellia Hong Kong Zung Seon có nhiều tác dụng với sức khỏe

> Xem thêm: Dầu Phật LinhDầu gió Trường Sơn, những cái tên không quá xa lạ với gia đình người Việt lâu nay, giúp làm ấm cơ thể, tránh cảm gió, đau bụng…

Những điều cần chú ý khi dùng dầu gió

  • Rửa sạch, lau khô tay cũng như vùng da bị đau trước khi bôi dầu.
  • Tiếp đó, dùng đầu ngón tay trỏ lấy một lượng dầu gió phù hợp với trường hợp cần dùng.
  • Sau đó, thoa dầu lên vết côn trùng cắn đốt, bôi dầu lên vùng da cần sử dụng hoặc xoa bóp chỗ đau nhức.
  • Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên phải có người lớn bên cạnh và theo dõi khi dùng dầu gió.
  • Trường hợp bị đau bụng do lạnh hoặc khó tiêu hãy bôi dầu vào vùng quanh rốn.
  • Người bệnh nhức đầu có thể lấy một lượng dầu gió nhỏ lên ngón trỏ và bôi vào thái dương. Sau đó miết nhẹ, day tròn và ấn bằng ngón tay trỏ để hỗ trợ làm thuyên giảm cơn đau nhanh chóng.

Trên đây là thông tin chung cần biết về dầu gió. Dù là sản phẩm khá lành tính và dễ dàng sử dụng nhưng bạn phải thật thận trọng khi dùng dầu gió đặc biệt là với trẻ nhỏ. Đồng thời, chỉ nên dùng theo liều lượng chỉ định và khuyến cáo từ nhà sản xuất để không gặp những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Minh QA

Nguồn tham khảo: vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin