Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bên cạnh các công dụng đã được biết đến trước đó, hiện nay nhiều nhà khoa học cho rằng sữa đậu nành có thể gây ra các vấn đề đối với sức khỏe, đặc biệt là với nữ giới. Vậy nữ uống sữa đậu nành nhiều bị gì?
Sữa đậu nành có chứa nhiều nhiều vitamin khoáng chất có vai trò bổ sung các chất dinh dưỡng và ngăn ngừa một số bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, hiện nay nhiều giả thuyết cho rằng uống sữa đậu nành có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe, đặc biệt là với nữ giới. Vậy nữ uống sữa đậu nành nhiều bị gì?
Sữa đậu nành là thức uống chứa nhiều đạm, ít calo, ít chất béo và các vitamin khoáng chất cần thiết cho quá trình phát triển cơ thể. Trung bình 100ml sữa đậu nành không đường chứa 54 calo, 3,1g protein, 2,3g carbohydrate, 2,3g chất béo cùng nhiều vi chất quan trọng khác.
Với hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, sữa đậu nành thường được sử dụng hàng ngày để mang lại nhiều lợi ích đối sức khỏe đặc biệt là sức khỏe phụ nữ như:
Sữa đậu nành có chứa chất béo bão hòa và không có cholesterol, có khả năng ức chế lượng cholesterol xấu, bổ sung các cholesterol tốt, từ đó cân bằng lại cholesterol có trong máu. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sữa đậu nành là lựa chọn hợp lý giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Trong thành phần của sữa đậu nành có chứa hàm lượng lớn canxi, giúp tăng cường sức khỏe của xương, hỗ trợ phát triển chiều cao ở trẻ em và ngăn ngừa hình thành bệnh lý loãng xương ở người lớn tuổi.
Bên cạnh đó, trong sữa đậu nành còn có chứa phytoestrogen - nhóm chất có cấu trúc tương tự hormone estrogen có khả năng thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi của cơ thể, làm chậm quá trình loãng xương và bảo vệ xương luôn chắc khỏe.
Tiền mãn kinh và mãn kinh là thời điểm lượng hormon nội tiết trong cơ thể suy giảm, gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tâm trạng của các chị em phụ nữ. Thành phần phytoestrogen có trong sữa đậu nành là một hợp chất có cấu trúc tương tự hormone estrogen có vai trò cân bằng lượng hormone trong cơ thể, từ đó làm giảm các triệu chứng khó chịu thời kỳ tiền mãn kinh như bốc hỏa, căng thẳng, mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức xương khớp, stress, tim đập nhanh...
Uống sữa đậu này thường xuyên có thể giúp ngăn chặn ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới và ung thư vú ở nữ giới. Thành phần phytoestrogen, của sữa đậu nành có khả năng ức chế sự sản xuất testosterone ở nam giới, từ đó làm giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.
Đối với phụ nữ việc bổ sung sữa đậu nành hàng ngày giúp phụ nữ bổ sung estrogen, cân bằng nồng độ estrogen trong cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ ung thư vú.
Người ta thường bổ sung sữa đậu nành và các sản phẩm có nguồn gốc đậu nành vào chế độ giảm cân bởi nó có chứa hàm lượng lớn protein, chất xơ, nhưng lại chứa ít calo và chất béo. Bổ sung lượng lớn protein và chất xơ sẽ giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn, khiến bạn có cảm giác no lâu hơn từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Bên cạnh đó, sữa đậu nành cũng chứa chất béo không no bão hòa đơn, giúp ngăn chặn quá trình hấp thụ chất béo vào đường ruột, hạn chế sự tích tụ chất béo trong cơ thể.
Như đã nói ở trên, sữa đậu nành có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có vai trò cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý, đặc biệt đối với nữ giới.
Tuy nhiên, không phải lúc nào việc bổ sung các dưỡng chất cũng có lợi, việc sử dụng quá nhiều hay sai cách một thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nữ uống sữa đậu nành nhiều bị gì?
Phụ nữ khi uống nhiều sữa đậu nành có thể gây ra một số bệnh lý như:
Isoflavone trong sữa đậu nành có khả năng ức chế enzyme peroxidase làm ngăn ngừa quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp. Do đó, việc uống quá nhiều sữa đậu nành sẽ có thể làm giảm lượng hormone tuyến giáp được tổng hợp, từ đó gây ra tình trạng suy giáp.
U nang buồng trứng là khối u được hình thành do sự thay đổi bất thường về nội tiết tố, chủ yếu là do nồng độ estrogen tăng quá cao. Trong sữa đậu nành có chứa thành phần isoflavone - một loại estrogen tự nhiên có cấu trúc tương tự hormone estrogen trong cơ thể nữ giới.
Nhiều giả thuyết cho rằng, uống sữa đậu nành hay sử dụng các sản phẩm từ đậu nành sẽ thúc đẩy nồng độ estrogen tăng cao, dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý u nang buồng trứng. Bên cạnh đó, một số giả thuyết cũng cho rằng, isoflavone trong sữa đậu nành khi uống quá nhiều còn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nguyên cứu đủ lớn để chứng minh tính chính xác của các giả thuyết trên.
Sữa đậu nành ngoài chứa hàm lượng lớn protein, trong thành phần của nó còn có chứa một số chất ức chế enzyme trypsin như trypsinogen, saponin,… Trypsin là chất đóng vai trò xúc tác cho quá trình phân giải peptide, phân giải các phân tử protein thành các peptide có kích thước nhỏ hơn.
Việc uống quá nhiều sữa đậu nành sẽ làm giảm lượng enzyme trypsin, lúc này protein sẽ không được phân giải hết, lâu dần gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
Để có thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành cũng như ngăn ngừa tác dụng phụ có thể xảy ra, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề khi uống sữa đậu nành như:
Lượng sữa đậu nành bổ sung cho cơ thể mỗi ngày phụ thuộc vào thể trạng và độ đậm đặc của sữa. Thông thường, 200g hạt đậu nành sẽ nấu được 1,5l sữa, khi đó mỗi người chỉ nên uống tối đa 500ml mỗi ngày và chia ra làm 2 lần, mỗi lần 250ml.
Theo các nhà dinh dưỡng học, bạn có thể uống sữa đậu nành vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, nên ưu tiên uống sau khi thức dậy vào buổi sáng và trước khi đi ngủ từ 1 - 2 tiếng và buổi tối.
Uống sữa đậu nành vào bữa sáng sẽ hấp thu dễ dàng các chất dinh dưỡng có trong sữa, đồng thời giúp cho quá trình tiểu tiện và đại tiện vào sáng sớm diễn ra dễ dàng hơn.
Khi uống sữa vào buổi tốt, đây là điểm thuận tiện để cơ thể hấp thụ isoflavones có trong đậu nành. Bên cạnh đó, uống sữa vào buổi tối còn giúp kiểm soát quá trình tích tụ mỡ khi ngủ, từ đó giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Uống sữa đã nấu chín bởi khi chưa được nấu chín, sữa vẫn còn nhiều chất độc hại có thể gây ra tình trạng ngộ độc. Bên cạnh đó, không nên uống sữa đậu nành lúc đói, chỉ nên uống sau khi ăn để hấp thụ đầy đủ dưỡng chất trong sữa đậu nành.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp cho bạn câu hỏi: Nữ uống sữa đậu nành nhiều bị gì? Sữa đậu nành có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên nên uống đúng cách, tránh lạm dụng để hạn chế gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.